Rối loạn tích trữ (hoarding disorder)

Đặc điểm chung thường thấy của những người mắc chứng rối loạn tích trữ là họ cực kì khó khăn trong việc bỏ đi hoặc rời xa thứ mà họ sở hữu, bất kể nó có giá trị hay không. Đây là một tình trạng kéo dài chứ không phải chỉ diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định nào đó (ví dụ như việc khó vứt bỏ những thứ mà người thân yêu để lại). Đối với những người bị rối loạn tích trữ, họ dường như không thể từ bỏ, vứt đi, tái chế hoặc bán đi những thứ mà họ không còn cần nữa.

Đặc điểm chung thường thấy của những người mắc chứng rối loạn tích trữ là họ cực kì khó khăn trong việc bỏ đi hoặc rời xa thứ mà họ sở hữu, bất kể nó có giá trị hay không. Đây là một tình trạng kéo dài chứ không phải chỉ diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định nào đó (ví dụ như việc khó vứt bỏ những thứ mà người thân yêu để lại). Đối với những người bị rối loạn tích trữ, họ dường như không thể từ bỏ, vứt đi, tái chế hoặc bán đi những thứ mà họ không còn cần nữa.

Rối loạn tích trữ
Rối loạn tích trữ. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều lý do khiến cho những người mắc chứng rối loạn tích trữ không muốn vứt đi bất kì thứ gì mà họ có. Một số cảm thấy họ chỉ là đang tiết kiệm và không muốn lãng phí mà thôi, số khác cảm thấy có tình cảm đặc biệt gắn bó với với những món đồ của họ (chẳng hạn đó là bộ sưu tập những tờ báo hay tạp chí cũ). Còn có những người thì sợ hãi và ám ảnh về việc những “thông tin quan trọng” có thể mất đi cùng với những thứ mà họ có thể vứt bỏ, và họ cần phải “kiểm duyệt kĩ lưỡng” để đảm bảo các thông tin ấy không bị mất đi.
Trong tâm thức của những người mắc rối loạn tích trữ, giá trị thực vốn có của một món đồ nào đó không phải là điều quan trọng đối với họ; vì vậy họ thường giữ nhiều món đồ không giá trị song song với những món đồ có giá trị. Họ đặt cả tâm trí mình vào việc thu giữ những món đồ. Tình trạng này không giống như việc tích lũy vật dụng theo cách thụ động (ví dụ như trầm cảm hoặc thiếu năng lượng để thu dọn và bỏ đi các món đồ không cần thiết).
Khi phải đối mặt với việc phải bỏ đi hay rời xa những món đồ mà mình sở hữu, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ.
Những người mắc phải chứng rối loạn này thường thu thập rất nhiều đồ vật trong suốt một thời gian dài, mà những vật này không hề có một chút giá trị thực tế đối với bản thân người đó cũng như đối với không gian sống bình thường của họ. Và sau một thời gian, những món đồ được tích trữ này dần trở thành một đống lộn xộn, xuất hiện trong bất kì ngóc ngách nào của căn nhà, làm cản trở và gây khó khăn cho những sinh hoạt bình thường của người mắc chứng rối loạn tích trữ. Chẳng hạn, những cuốn sách, tờ báo, hay áo quần được họ thu thập ở khắp nơi được chất đầy trên giường ngủ, và cuối cùng họ phải ngủ ở dưới sàn nhà; hoặc tệ hơn, phòng bếp với đủ hết những thứ “trên trời dưới đất” đến nỗi không còn chỗ để họ chuẩn bị thức ăn và nấu nướng.

Triệu chứng của rối loạn tích trữ

Những triệu chứng đặc trưng của người mắc rối loạn tích trữ:

  • Cực kì khó khăn trong việc vứt bỏ hay cho đi những món đồ mà họ sở hữu, bất kể là chúng có giá trị hay không
  • Luôn cảm thấy việc lưu những tệp tin là điều cần thiết, và cảm thấy đau khổ, khó chịu với việc phải xóa bỏ chúng
  • Những món đồ mà họ tích trữ theo thời gian trở nên nhiều, trở thành những đống lộn xộn chất đầy trong phòng, trong nhà, làm hạn chế không gian sinh hoạt của họ. Nhà của họ chỉ sạch sẽ và gọn gàng khi được người thân hoặc người giúp việc dọn dẹp.
  • Rối loạn tích trữ có thể gây ra những khó khăn và cản trở đáng kể trong các mối quan hệ xã hội, công việc và nhiều hoạt động quan trọng khác (bao gồm việc duy trì môi trường an toàn cho bản thân và người xung quanh).
  • Rối loạn tích trữ không phải là do một bệnh trạng khác gây ra (ví dụ như chấn thương não, bệnh mạch máu não hay hội chứng Prader-Willi).

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để nhận được chẩn đoán chính xác cũng như sự can thiệp phù hợp nhất do tình trạng và triệu chứng khác nhau với từng người. 

Rối loạn tích trữ không phải là triệu chứng của những rối loạn tâm thần khác (ví dụ như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, giảm năng lượng do bệnh trầm cảm).

Rối loạn tích trữ
Rối loạn tích trữ. (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán rối loạn tích trữ

Chẩn đoán rối loạn tích trữ đưa ra nếu người bệnh:

  • Mua sắm quá mức: Người bệnh khó khăn trong việc vứt bỏ tài sản kèm theo việc mua quá nhiều vật phẩm không cần thiết hoặc trong nhà không còn nhiều chỗ trống. (Khoảng 80 - 90% những người mắc rối loạn tích trữ có đặc điểm này.)
  • Có nhận thức tốt, rõ ràng: Người bệnh nhận thức được rằng các tín ngưỡng và hành vi liên quan đến việc tích trữ (liên quan đến việc cảm thấy khó khăn khi bỏ đi các đồ vật, nhà cửa lộn xộn, hoặc mua đồ nhiều quá mức) là điều bất thường.
  • Có nhận thức kém: Người bệnh gần như bị thuyết phục rằng tín ngưỡng và hành vi liên quan đến tích trữ là chuyện bình thường và không có vấn đề gì cả, mặc dù thực tế chứng minh đây lại là một vấn đề nghiêm trọng.
  • Thiếu nhận thức/niềm tin mù quáng, hoang tưởng: Các cá nhân hoàn toàn tin tưởng rằng các tín ngưỡng và hành vi liên quan đến tích trữ là điều hoàn toàn bình thường.

Nguồn bài viết: Psych Central

- 08-04-2021 -

Bài viết liên quan

  • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết... Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác.

  • Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. 

  • Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ. Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.

  • Chứng rối loạn tự kỉ (Asperger) là chứng rối loạn thần kinh mà có thể là một dạng rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ em mắc hội chứng Asperger có những biểu hiện đặc trưng có thể gây ra những khiếm khuyết từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hội chứng Asperger đôi khi được coi là tự kỷ chức năng cao và được đặt theo tên của một bác sỹ người Áo Hans Asperger. 


  • Lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị stress vì trẻ đang sống trong một thế giới mờ mờ ảo ảo của những cảm xúc lẫn lộn, đầy ảo tưởng. Người lớn muốn thanh thiếu niên không còn là trẻ thơ nữa mà nên sống và hành động có trách nhiệm. Nhưng những tiêu chuẩn về cách cư xử mà người lớn đặt ra cho giới trẻ lại có nhiều giới hạn khiến trẻ trở nên rất bối rối, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục.

  • Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.