Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế

Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (Disinhibited social engagement disorder - DSED) là một trong hai rối loạn gắn bó thời thơ ấu, được hình thành khi trẻ không được nuôi dưỡng và chăm sóc tình cảm từ bố mẹ vì bất kỳ lý do nào. Do những nhu cầu chưa được trọn vẹn này, mà trẻ không cảm thấy gắn kết bố mẹ nhưng lại cảm thấy thoải mái và thân thiết với những người lạ mặt.

Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (DSED) là gì?

Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (Disinhibited social engagement disorder - DSED) là một trong hai rối loạn gắn bó thời thơ ấu, được hình thành khi trẻ không được nuôi dưỡng và chăm sóc tình cảm từ bố mẹ vì bất kỳ lý do nào. Do những nhu cầu chưa được trọn vẹn này, mà trẻ không cảm thấy gắn kết bố mẹ nhưng lại cảm thấy thoải mái và thân thiết với những người lạ mặt.

Triệu chứng của rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế

Trẻ mắc DSED không sợ người lạ và không ngại khi tiếp xúc thân mật với họ ngay lần gặp đầu tiên. Những đứa trẻ này luôn thể hiện sự thân mật thái quá, trò chuyện hăng say với người lạ và thậm chí có thể âu yếm và ôm họ. Chúng sẽ không tỏ ra sợ hãi khi người lạ nói chuyện hoặc chạm vào chúng. Một trẻ mắc DSED có thể không ngần ngại đi cùng với một người lạ mà không quan tâm đến chuyện bố mẹ người thân của chúng có cho phép hay không. Các triệu chứng của DSED có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên, nhưng chưa ghi nhận được trường hợp kéo dài đến khi trưởng thành.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tâm lý, Tâm thần họctrên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế.

Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế
Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế

Trẻ sống trong môi trường thiếu sự yêu thương chăm sóc khi còn nhỏ có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn gắn bó. Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi bị bỏ rơi hay đưa vào trại trẻ mồ côi sau khi cha mẹ mất, trải qua khoảng thời gian thay đổi gia đình nhận nuôi hay sống trong những môi trường không phù hợp, bị chấn thương tâm lí, hoặc liên tục trải qua cảm giác bị xã hội xa lánh và bị từ chối tình cảm nặng nề, sẽ có nguy cơ cao mắc DSED. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về DSED đã được thực hiện với trẻ em sau khi được đưa vào nhận nuôi, nhưng không phải tất cả trẻ đã được nhận nuôi đều có những rối loạn liên quan. Sự thân thiện quá mức mà không có chút dè chừng với người lạ được bộc lộ bởi trẻ bị DSED được cho là không có mối liên hệ gì với việc gắn bó hay thiếu gắn bó với cha mẹ đỡ đầu của trẻ, ví dụ như người nhận nuôi hay người chăm sóc trẻ.

Điều trị rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế

Điều trị bằng trị liệu tâm lý đối với trẻ bị DSED phải có sự tham gia của trẻ, gia đình hoặc người giám hộ chính của trẻ. Dựa trên những đánh giá về hoàn cảnh của trẻ và gia đình, bác sĩ sẽ đưa ra phương án và kế hoạch điều trị. Điều trị có thể bao gồm các liệu pháp cảm xúc như liệu pháp chơi hoặc liệu pháp nghệ thuật, tạo ra một môi trường thoải mái cho trẻ. Mục tiêu của việc điều trị là để giúp gia đình hiểu được những gì mà trẻ đang mắc phải, đồng thời làm gia tăng mối liên hệ giữa trẻ và người chăm sóc, giám hộ trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm của trẻ.

Nguồn tham khảo: https://www.psychologytoday.co...

Nguồn bài viết: Psychology Today

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất thường do các tác nhân như khủng hoảng tình cảm hoặc sang chấn tâm lý như hoảng sợ tột độ hoặc căng thẳng quá mức.

  • Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

  • Công việc tại các lò giết mổ động vật có mối liên hệ với nhiều chứng rối loạn như rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và căng thẳng do tham gia vào các hành vi bạo lực (PITS).

  • Rối loạn khả năng toán học hay còn gọi là chứng khó học toán là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.

  • Rối loạn gắn bó (Attchament disorder) là kết quả tâm lý của những trải nghiệm tiêu cực với người chăm sóc, thông thường xuất hiện từ tuổi ấu thơ. Nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này là rất cần thiết cho những người mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ nhằm có sự điều chỉnh sớm và nhanh chóng trong quá trình chăm sóc trẻ.

  • Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...