Rối loạn bản thể (Somatization Disorder)

Rối loạn bản thể là một bệnh lý mãn tính trong đó bệnh nhân than phiền nhiều về cơ thể. Những rối loạn này có thể kéo dài nhiều năm và dẫn đến suy yếu thực sự. Những triệu chứng cơ thể được gây ra bởi những vấn đề tâm lý, và không phải rối loạn nào cũng có thể xác định được.

Rối loạn bản thể là một bệnh lý mãn tính trong đó bệnh nhân than phiền nhiều về cơ thể. Những rối loạn này có thể kéo dài nhiều năm và dẫn đến suy yếu cơ thể thực sự. Những triệu chứng cơ thể gây ra bởi những vấn đề tâm lý, và không phải rối loạn nào cũng có thể xác định được.

Related image

Nguồn: Somatization Disorder

Nguyên nhân gây ra rối loạn bản thể

Bệnh lý này được ghi nhận bởi sự than phiền về những bất thường ở nhiều vùng cơ thể liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan mà chúng xuất hiện trong nhiều năm. Hầu hết, những than phiền liên quan đến đau kéo dài và những vấn đề về hệ thống tiêu hóa, thần kinh và sinh sản. Những rối loạn thường bắt đầu trước 30 tuổi và thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Những nghiên cứu gần đây cho thấy những rối loạn này chiếm tỷ lệ cao ở những bệnh nhân có hội chứng đại tràng kích thích và đau mãn tính.
Bác sĩ thường xem những vấn đề này là do người bệnh tưởng tượng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa não bộ, hệ thống tiêu hóa, và hệ thống miễn dịch, thì rối loạn bản thể đang được hiểu rõ hơn. Chúng không còn được xem như tình trạng "giả vờ" mà bệnh nhân có thể loại bỏ nếu họ muốn. Những triệu chứng này đủ trầm trọng để cản trở công việc và các mối quan hệ, buộc người bệnh phải đến bác sĩ khám và thậm chí phải dùng thuốc. Một tiền sử bệnh kéo dài thường được ghi nhận. Tuy nhiên qua khảo sát, không có bằng chứng đặc biệt nào về cơ thể được ghi nhận để giải thích cho những triệu chứng này. Stress thường làm triệu chứng xấu đi.

Triệu chứng lâm sàng của rối loạn bản thể

Một số những triệu chứng có thể gặp trong những rối loạn bản thể gồm:

  •  Buồn nôn, nôn, đau bụng, không tiêu, tiêu chảy, khó nuốt;
  •  Đau tay hoặc chân, đau lưng, đau khớp, đau trong lúc đi tiểu;
  •  Khó thở, hồi hộp, đau ngực;
  •  Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ;
  •  Thay đổi thị lực;
  •  Liệt hoặc yếu chi;
  •  Lãnh cảm, đau trong khi giao hợp, bất lực, đau khi hành kinh;
  •  Kinh nguyệt không đều, cường kinh...

Điều quan trọng được ghi nhận là triệu chứng này cũng có thể xảy ra trong rối loạn tâm lý và do ảnh hưởng của thuốc.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Khám lâm sàng và xét nghiệm rối loạn bản thể

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tùy thuộc vào triệu chứng để loại nguyên nhân do cơ thể. Đồng thời bác sĩ còn tiến hành đánh giá tâm lý để có thể loại bỏ những rối loạn liên quan.

Điều trị rối loạn bản thể

Một khi những nguyên nhân khác được loại bỏ thì chẩn đoán rối loạn bản thể đáng tin cậy. Mục tiêu của điều trị nhằm giúp bệnh nhân nhận biết để kiểm soát những triệu chứng này, mặc dù người bệnh hiếm khi thừa nhận mình có vấn đề về thần kinh và thường sẽ từ chối điều trị tâm lý.
Sự động viên của người thân là khía cạnh quan trọng nhất của điều trị. Tái khám thường xuyên để đánh giá lại những triệu chứng và những đáp ứng của bệnh nhân. Bác sĩ nên giải thích rõ ràng các kết quả xét nghiệm và không nên nói rằng những triệu chứng này là tưởng tượng. Với sự hiểu biết ngày nay về những tác động qua lại giữa não và những phần khác của cơ thể, các nhà khoa học nhận thấy rằng những triệu chứng cơ thể thật sự có thể gây ra từ stress tâm lý.
Những biến chứng có thể xảy ra từ những xét nghiệm xâm lấn và từ những đánh giá trong quá trình tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng lệ thuộc thuốc giảm đau và an thần có thể ngày càng tăng. Mối quan hệ không tốt giữa người nhà và bệnh nhân có thể làm cho tình trạng bệnh xấu đi. 

Phòng ngừa rối loạn bản thể

Sự lo lắng, quan tâm và chia sẻ của người nhà có thể giúp người có nguy cơ bị rối loạn bản thể thoát khỏi căng thẳng trầm, cảm trong cuộc sống. Điều này được chứng minh có thể giúp giảm rõ rệt các triệu chứng bệnh.

- 02-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến. 

  • Bắt nạt qua mạng là gì? Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ hoặc bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.

  • Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

  • Hầu hết người phụ nữ thường phàn nàn về vấn đề giảm hoặc thiếu hụt ham muốn và cực khoái trong chuyện “phòng the”. Ấy vậy, lại có một trường hợp hoàn toàn ngược lại, đó là trường hợp của chứng “Rối loạn liên tục kích thích bộ phận sinh dục” (Persistent Genital Arousal Disorder - PGAD) một rối loạn khiến cho người mắc phải luôn có cảm giác hưng phấn, mặc dù không hề có bất kì suy nghĩ gì về tình dục.

  • Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

  • Đặc điểm chung thường thấy của những người mắc chứng rối loạn tích trữ là họ cực kì khó khăn trong việc bỏ đi hoặc rời xa thứ mà họ sở hữu, bất kể nó có giá trị hay không. Đây là một tình trạng kéo dài chứ không phải chỉ diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định nào đó (ví dụ như việc khó vứt bỏ những thứ mà người thân yêu để lại). Đối với những người bị rối loạn tích trữ, họ dường như không thể từ bỏ, vứt đi, tái chế hoặc bán đi những thứ mà họ không còn cần nữa.