Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt là gì?

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.

Rối loạn này chiếm tỷ lệ 3% dân số. Tỷ lệ giới tính chưa được rõ ràng. Tỷ lệ cao hơn ở những người họ hàng cùng huyết thống với bệnh nhân tâm thần phân liệt và tỷ lệ này cao hơn ở người sinh đôi cùng trứng (33%) so với người sinh đôi khác trứng.

Image result for rối loạn nhân cách dạng phân liệt

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt. (Ảnh minh họa)

Đặc điểm lâm sàng

Người bệnh có xu hướng khép kín, ít cởi mở, tách rời thực tế, mất khả năng nhận cảm về sự thích thú. Cảm xúc lạnh nhạt hoặc mất khả năng thể hiện tình cảm với người khác, đáp ứng kém với lời khen ngợi hoặc chê bai của mọi người, thu hẹp các mối quan hệ với người khác, thường người ta gọi là những người gàn, người lập dị và khó hiểu. Do khuynh hướng tưởng tượng quá đáng, họ thường thu thập các tư liệu thực tế và xác định cho mình một quan điểm riêng, một thế giới riêng. Họ thường ít hoạt động, khép kín, thô lỗ và sống đơn độc.
Bệnh nhân có tư duy, lời nói và hành vi rất kì dị, khó hiểu, không phù hợp với xã hội bình thường về các giá trị đạo đức và xã hội. Có ý tưởng qúa đáng nhưng không đủ mạnh để trở thành hoang tưởng. Ngôn ngữ rất kỳ dị, lời nói lộn xộn, quá chi tiết, vụn vặt, nhưng lại sử dụng những từ ngữ không bình thường, mơ hồ và thiếu những điểm nhấn cần thiết và cuối cùng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói. Bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng phân liệt thích sống một mình, không có quan hệ bạn bè và thậm chí ít có sự giao tiếp với người thân, thường lạnh lung, xa lánh, ít bộc lộ cảm xúc và nội dung tư duy. Hơn một nửa số bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng phân liệt có rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc phối hợp.
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt có mã số F60.1 trong Bảng phân loại Bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10F).

Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I

- 20-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...

  • Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình.

  • Chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không nói được trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ có thể nói chuyện bình thường với người thân và bạn bè khi không ai chú ý, hoặc khi trẻ ở nhà.

  • Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần từ xa - nghĩa là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua Gọi thoại hoặc video, và tin nhắn, từ bất cứ vị trí địa lý nào trên địa cầu - đang góp phần thay đổi cuộc sống của những ai trước giờ chưa từng có cơ hội tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, vì nhiều lý do.
  • Dù là kẻ biến thái bệnh hoạn hay mắc chứng rối loạn ấu dâm, nếu không kiểm soát được hành vi của mình mà dẫn đến lạm dụng tình dục trẻ em thì đều là hành vi phạm pháp và đáng bị lên án.