Nhân cách bệnh lý kịch tính

Rối loạn nhân cách tính được đặc trưng bởi sự đam mê, đóng kịch, hành vi biểu diễn cảm xúc bùng nổ. Họ mất khả năng kiên nhẫn và gắn bó lâu dài với một việc gì đó. Tỷ lệ rối loạn này chiếm 2 - 3% dân số, nữ cao hơn nam, bệnh hay phối hợp với rối loạn dạng cơ thể và sử dụng rượu. 

Chủ thể mang tính kịch tính 

Những chủ thể này có một sự đa cảm thái quá trong các tình huống và có nhu cầu thể hiện nó một cách phô trương, ngày nay, người ta gọi đó là nhân cách mang tính kịch tính, trong khi trước đây, nó được gán theo thuật ngữ phân ly ở phụ nữ. Với họ, việc thu hút sự chú ý của xung quanh trở thành một nhu cầu. Họ thường quan tâm tới hình thức bên ngoài. Mong muốn được quyến rũ người khác khiến họ thích thú với các mối quan hệ xã hội. Khi thể hiện sự duyên dáng của mình, họ đã xây dựng một sân khấu mà mình là trung tâm của sự chú ý.

(Ảnh minh họa)

Việc không ngừng thể hiện sự thu hút đã trở thành thói quen hành vi của họ. Và họ cũng tìm kiếm sự tán đồng của người khác để cảm thấy an toàn. Nhìn chung, các mối quan hệ của họ là không sâu sắc và hướng cái tôi của họ.

Dấu hiệu của nhân cách bệnh lý kịch tính

Chủ thể thường có những biểu hiện bệnh lý từ tuổi trưởng thành, có ít nhất 5 trong số các dấu hiệu sau đây:

  • Chủ thể không thoải mái trong các tình huống mà mình không phải là trung tâm sự chú ý của mọi người;
  • Các hành vi trong tương tác với người khác thường mang tính quyến rũ tính dục không phù hợp hoặc có tính khiêu khích;
  • Biểu hiện cảm xúc rất hời hợt và thay đổi nhanh chóng;
  • Chủ thể thường sử dụng đặc điểm về hình thể để thu hút sự chú ý;
  • Cách nói rất chủ quan và nghèo nàn về chi tiết;
  • Chủ thể thể hiện sự kịch tính hóa, và cường điệu các biểu hiện cảm xúc;
  • Bị ảnh hưởng, chủ thể dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hoặc bởi hoàn cảnh;
  • Chủ thể thường coi các mối quan hệ thân mật hơn so với thực tế;
  • Cần được bảo vệ, phụ thuộc vào người khác;
  • Nữ tính, chú ý liên tục tới cơ thể của mình. Tình huống phóng đại về cảm xúc, về sự quyến rũ;
  • Có tính quyến rũ người khác. Không thể sống thiếu đam mê, tìm kiếm sự hưng phấn;
  • Có thể ức chế trên bình diện tình dục, che dấu sự lạnh lùng hoặc cực đoan;
  • Cường điệu, nói dối, bịa đặt. Nói dối mang tính bệnh lý. Khoe khoang, khoác lác. Quyến rũ, đa tình, có các cuộc phiêu liêu tình ái. Thích thu hút bằng những câu chuyện đùa, bắt chước, hoặc sự chế giễu;
  • Có khó khăn về tình dục, thiếu nam tính và thường che dấu dưới vẻ bề ngoài quyến rũ.

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: http://prendresoin.org

Biên dịch: Thu Huyền

Theo Beautifulmindvn

- 01-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Những hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà bạn có thể mắc phải: Hội chứng Quasimodo, Hội chứng Erotomania, Hội chứng ảo tưởng Capgras, Hội chứng Fregoli...

  • Công việc tại các lò giết mổ động vật có mối liên hệ với nhiều chứng rối loạn như rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và căng thẳng do tham gia vào các hành vi bạo lực (PITS).

  • Nhiều người đã trải qua những nỗi sợ hãi rất đặc biệt, đó là nỗi sợ phi lý, vô cùng mãnh liệt và dữ dội về những vật hay tình huống nhất định. Sợ chó, sợ những nơi hẹp kín, sợ bay, sợ độ cao, thang cuốn, đường hầm, đường cao tốc, nước, và máu là một trong số những nỗi sợ phổ biến nhất. Ám sợ không chỉ là nỗi sợ hãi cực đoan, mà nó còn có phần phi lý. Bạn có thể trượt tuyết trên những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại sợ hãi khi lên đến tầng 10 của một toàn nhà. Những người trưởng thành bị ám sợ chuyên biệt ý thức được rằng nỗi sợ đó rất vô lý, nhưng khi đối mặt hoặc thậm chí là chỉ cần nghĩ về việc phải đối mặt với nó, thì họ lại cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và căng thẳng dữ dội.

  • Nhân cách phụ thuộc: có thể có thể chất yếu đuối, già, hoặc bị khuyết tật, nhưng ngay cả khi họ không có khó khăn ở cơ thể, thì họ cũng có thể sở hữu một nhân cách như vậy, họ có một tâm trí khiến họ cảm thấy thiếu niềm tin vào chính mình khi giải quyết cá vấn đề và tìm kiếm sự phụ thuộc vào người khác để thỏa mãn nhưng nhu cầu thể chất và cảm xúc. Những người gọi là có rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc.

  • Ở Mỹ, có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.