Nhân cách bệnh lý phụ thuộc

Nhân cách phụ thuộc: có thể có thể chất yếu đuối, già, hoặc bị khuyết tật, nhưng ngay cả khi họ không có khó khăn ở cơ thể, thì họ cũng có thể sở hữu một nhân cách như vậy, họ có một tâm trí khiến họ cảm thấy thiếu niềm tin vào chính mình khi giải quyết cá vấn đề và tìm kiếm sự phụ thuộc vào người khác để thỏa mãn nhưng nhu cầu thể chất và cảm xúc. Những người gọi là có rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc.

Nhân cách phụ thuộc có thể chất yếu đuối, già, hoặc bị khuyết tật, nhưng ngay cả khi họ không có khó khăn ở cơ thể, thì họ cũng có thể sở hữu một nhân cách như vậy, họ có một tâm trí khiến họ cảm thấy thiếu niềm tin vào chính mình khi giải quyết các vấn đề và tìm kiếm sự phụ thuộc vào người khác để thỏa mãn những nhu cầu thể chất và cảm xúc. Những người gọi là có rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc.

Nhân cách bệnh lý phụ thuộc

(Ảnh minh họa)

Rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc

Rối nhiễu này thể hiện ở sự phụ thuộc một cách bệnh lý vào một hoặc nhiều người, họ phụ thuộc và trông chờ người khác đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống và họ cân bằng cảm giác thiếu an toàn và thấp kém của họ. Họ chịu đựng nhiều nhất là cảm giác bất lực, cảm giác này dẫn họ tới sự sợ hãi trách nhiệm và các tình huống trong đó họ có liên quan và phải đưa ra các nhận xét và lựa chọn của họ. Dưới ảnh hưởng của sự phân tán cảm xúc, sự lẫn lộn của họ dẫn tới việc tin rằng người khác mạnh hơn họ, tài năng hơn họ và có khả năng quản lý các khó khăn hàng ngày. Trong trí tưởng tượng của họ, những người này có khả năng mà họ không có.
Ở những người có rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc này, trong quan hệ với những người xung quanh họ, vợ hay chồng, bố mẹ, ông chủ hay đối tác công việc, thái độ phục tùng và dưới quyền người khác khiến họ nhận thức về việc không phù hợp và thấp kém. Những điều này khiến họ có cuộc sống ràng buộc, thậm chí là bạo lực ở những người mà họ phụ thuộc vào, và họ sẵn sàng chấp nhận tất cả chỉ để tránh phải chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Sự bị động tồi tệ này có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nhất là quan hệ đôi lứa, vợ chồng, trong gia đình, hay trong môi trường công việc. Một số người phụ nữ không tự vệ được và sẵn sàng chịu đựng những quyết định không đúng, nhục nhã, bạo lực lời nói, thậm chí là cơ thể từ phía người bạn đời của họ còn hơn là ở một mình và tự xoay xở để sống.

Hình ảnh bản thân của người có rối nhiễu nhân cách phụ thuộc là tiêu cực, cũng như nhận thức của họ về cuộc sống cũng tiêu cực. Bi quan và chán chường, họ luôn luôn nghi ngờ khả năng của họ, mà sự thất bại hoặc sự chỉ trích lại củng cố điều đó, tất cả hợp pháp hóa cho sự thiếu tính chủ động và từ chối việc tham gia và trách nhiệm. Nỗi sợ dám hành động và tham gia là rất lớn và nỗi lo lắng rất nhiều trong các tình huống cần có hành động và tham gia, họ muốn rút lui và lựa chọn không có quyết định và tự xóa bỏ mình, để lại tất cả cho người khác.

Lịch sự và dễ chịu, những người này thành công trong việc thiết lập các quan hệ tình cảm và xã hội, bởi vì họ rất hay giúp đỡ, tử tế và trung thành trong tình cảm. Mặc dù vậy, hành vi của họ nhu nhược, dưới quyền, và nó giới hạn họ trong những tương tác với những người gần gũi họ, như bạn đời, bố mẹ hay những người bạn, những người chấp nhận họ như họ là với khả năng không thể ra quyết định và tự chịu trách nhiệm được. Họ thể hiện một khó khăn lớn trong việc thể hiện quan điểm của họ vì sợ làm tổn thương người khác, họ nhút nhát, họ không có giải pháp cho những quyết định quan trọng, ví dụ như lựa chọn sự nghiệp hay sự cần thiết phải thay đổi công việc, tất cả những điều đó đối với người bình thường thì giống như là lựa chọn quần áo hay lựa chọn một bộ phim ở rạp. Họ là nạn nhân của sự chấp nhận và chờ đợi, họ cực kỳ khó khăn khi phải chia tách với người họ yêu quý hay người mà họ tin tưởng. Quan hệ không cân xứng của họ có thể dẫn tới những tình huống đầy xung đột và những sự ngắt quãng đột ngột.

Tiêu chí chẩn đoán: Rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc

Nói chung là cần liên tục người khác có trách nhiệm, dẫn tới một thái độ dưới quyền, yếm thế và bám dính, và nỗi sợ chia tách, thường xuất hiện vào thời gian đầu lứa tuổi trưởng thành và trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, là người có ít nhất 5 dấu hiệu trong số các dấu hiệu sau:

  • Chủ thế khó khăn đưa ra quyết định trong cuộc sống thường ngày mà không được đảm bảo hay được khuyên nhủ liên tục của người khác.
  • Cần người khác chịu trách nhiệm trong tất cả các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của họ.
  • Khó thể hiện sự không tán đồng với người khác vì sợ mất sự nâng đỡ hay sự tán thành của họ (không tính đến nỗi sợ hại bị phạt).
  • Khó khởi đầu dự án hoặc bắt đầu việc gì đó một mình (vì thiếu niềm tin vào sự đánh giá của chính mình hay khả năng của mình hơn là thiếu động cơ hay năng lượng).
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ ở bên ngoài và dựa vào sự giúp đỡ đó của người khác, và kể cả phải làm hài lòng những điều mà họ không thích.
  • Cảm thấy khó chịu hay bất lực khi họ ở một mình vì nỗi sợ được phóng đại lên về việc bản thân không có khả năng tự xoay xở.
  • Khi một quan hệ gần gũi chấm dứt, lập tức tìm kiếm một mối quan hệ khác có thể đảm bảo sự chăm sóc và nâng đỡ họ (điều họ luôn cần).
  • Bận lòng theo cách không thực tế bởi nỗi sợ phải tự xoay xở một mình.

Cần chú ý rằng nhân cách phụ thuộc cùng tồn tại với các vấn đề khác của nhân cách và các rối nhiễu về khí sắc mà cần phải phân biệt. Mức độ tùy thuộc vào các hành vi phụ thuộc được đánh giá và thích nghi tùy theo lứa tuổi và theo nhóm văn hóa xã hội. 

Sự phổ biến và các yếu tố nguyên nhân

Các vấn đề liên quan đến rối nhiễu nhân cách phụ thuộc có ở 0.5 – 2% dân số, nhưng người ta cũng thấy rối nhiều này có ở rất nhiều chủ thể phải trị liệu lo âu, trầm cảm hay các khó khăn về phụ thuộc khác. Người ta nhận thấy thường là phụ nữ chịu rối nhiễu này, nhưng cũng có những tác giả nói rằng tỉ lệ nam nữ là gần như nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển của nhân cách kiểu phụ thuộc thường liên quan đến giáo dục từ thời thơ ấu, giai đoạn hình thành và phát triển tốt nhất các tính cách của con người. Đó là thời điểm mà đứa trẻ hình thành phẩm chất con người, và để đạt được điều đó, nó cần được tôn trọng, yêu thương và bảo vệ. Nếu những điều này không được lấp đầy, có nguy cơ hình thành những cảm xúc thiếu an toàn và đẩy nó tìm kiếm sự thỏa mãn bằng mọi giá để đạt được sự nhìn nhận; nó đấu tranh chống lại nỗi sợ bị bỏ quên, bỏ rơi bởi những người nó yêu thương, và nó bắt đầu con đường hình thành nhân cách phụ thuộc. 

Tương tự như vậy với đứa trẻ được quá bảo vệ, luôn luôn chiều chuộng, điều này khiến trẻ không thể vượt qua sự nâng đỡ vững vàng của bố mẹ, mà nỗi lo lắng của họ làm hại cho sự phát triến tự lập của trẻ, nghĩa là khả năng tự xoay sở, khả năng tồn tại mà không có sự bảo vệ của một người khác. Nỗi sợ bị bỏ rơi cũng có thể đến từ tổn thương trong mối quan hệ gắn bó của trẻ với bố mẹ trong thời thơ ấu, vết thương lòng ấy có thể gây ra bởi cái chết, bởi sự chia tách hay ly dị.

Tiến triển 

Tiến triển của người có rối loạn nhân cách kiểu phụ thuộc tùy vào các sự cố trong cuộc sống. Sự thích nghi về mặt quan hệ thể hiện các khó khăn ở mức độ khác nhau. Họ có thể tìm thấy sự cân bằng nào đó trong mối quan hệ dưới quyền với một sự gắn bó mà không gò bó, nô lệ. Tuy nhiên, họ có xu hướng thiếu sự tự tin vào bản thân, tìm kiếm sự bảo vệ của ai đó, tránh trách nhiệm và gièm pha về khả năng của họ.

Kết quả là công việc của họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu niềm tin và không có khả năng cam kết với công việc. Cũng phải xem xét các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng tới họ. Trong một số nền văn hóa, việc vâng lời, sự bài trừ nhân viên, nhất là phụ nữ, vợ của những người gia trưởng, có thể làm cho họ dường như yếu đuối và phụ thuộc, họ chẳng là gì cả.

Mặt khác, tùy thuộc vào các mối quan hệ mà họ đã thiết lập với xung quanh, họ tự để vị trí của mình trong mối hệ mà trong đó họ không thể thể hiện nhu cầu và mong muốn của họ, họ chấp nhận sự áp bức và rất không may mắn là điều đó cũng hạn chế luôn các mối quan hệ xã hội của họ. Trong tương tác không cân sức về cai trị – bị cai trị, người phụ thuộc khó thay đổi, họ có xu hướng dần dần tự xóa bỏ mình và có thể quan sát được cả những bạo lực đối với họ nữa.

Trong mối quan hệ quyền lực như vậy, sự gặp nhau nhân cách phụ thuộc / ngược đãi là không hiếm, nhất là ở những người già. Người cai trị có thể là bạn đời, một đứa trẻ hay cả người chăm sóc. Trong tình huống nạn nhân hóa này, người phụ thuộc rơi vào trạng thái mất bù trừ mang tính trầm cảm hoặc xuất hiện những rối nhiễu cũ và thậm chí cả rối loạn dạng cơ thể. Phản ứng lại với những đòi hỏi, họ cũng có thể mắc những rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Xem thêm:

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm lý

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm thần học

Biên dịch: Ngô Thị Thu Huyền

Theo Tâm lý và Đời sống

- 01-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn lưỡng cực là một loại rối loạn đặc trưng bởi giai đoạn trầm cảm có thể theo sau giai đoạn hưng cảm. Bất thường trong não và những nguy cơ khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi bất thường trong tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng hoạt động hàng ngày, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và những mối quan hệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm, hủy hoại những mối quan hệ và sự nghiệp của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tự tử.

  • Bảng kiểm tra, sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ cung cấp thông tin cần thiết trong việc đánh giá mức độ tự kỉ ở trẻ. Trả lời các câu hỏi sau đây theo mức độ trẻ thường xuyên có, cố gắng trả lời từng câu hỏi, nếu hành vi liệt kê dưới đây chỉ xảy ra rất ít (khoảng 1 hay 2 lần) thì trả lời là không.

  • Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có các triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế cho nên nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

  • Bạo hành trong tình yêu (Intimate partner violence- IPV/Domestic abuse/Spousal abuse) là hiện tượng một trong hai đối tác của một mối quan hệ lãng mạn cố gắng kiểm soát người còn lại (một cách thái quá). Một mối quan hệ lãng mạn, lành mạnh sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc, yêu bản thân, yêu người ấy, đồng thời cũng thoải mái, tự do, và không ràng buộc. Tình yêu có thể được định nghĩa bởi nhiều cách khác nhau, nhưng nếu có ai đó cố gắng định nghĩa với bạn rằng tình yêu là làm tổn thương nhau, hãy nói không với người đó.

  • Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình.