Nghiện game được xếp vào các bệnh lý tâm thần theo WHO

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xếp “nghiện game” vào bảng danh sách các rối loạn tâm thần. Điều này cho thấy: Chơi game có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và cần được quan tâm đúng mức.   

(Ảnh minh họa)

Thế nào là nghiện chơi game?

Theo định nghĩa mới nhất trong bản sửa đổi lần thứ 11 của Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật (ICD-11)*, nghiện game là hành vi chơi game (bao gồm cả game online và game offline) với các biểu hiện:

  • Mất kiểm soát đối với việc chơi game
  • Xem game quan trọng hơn tất cả mọi thứ trong cuộc sống bao gồm các sở thích khác và sinh hoạt hàng ngày.
  • Chơi game liên tục không ngừng và thời gian chơi ngày càng nhiều, ngay cả khi đã có những hậu quả tiêu cực xảy ra.    

Một người được chẩn đoán là “nghiện chơi game” khi hành vi chơi game ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình, xã hội, công việc, học tập hoặc các lĩnh vực quan trọng khác...và tình trạng này kéo dài từ 1 năm trở lên.

Tại sao nghiện game được đưa vào ICD-11?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định đưa nghiện game vào ICD-11 dựa trên cơ sở các bằng chứng có sẵn và sự đồng tình của nhiều chuyên gia thuộc các ngành khác nhau, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia vào quá trình tham vấn y khoa của WHO trong quá trình phát triển ICD-11.

Nghiện game được liệt kê vào ICD-11 dựa theo xu hướng và sự phát triển của các chương trình điều trị cho những người có tình trạng sức khỏe giống hệt với các biểu hiện của nghiện game ở nhiều nơi trên thế giới. Việc này cũng thu hút sự chú ý của các chuyên gia y tế về các nguy cơ sức khỏe do nghiện game gây ra, từ đó đề ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Có phải tất cả những người chơi game đều có khả năng trở thành “nghiện game”?

Các nghiên cứu cho thấy nghiện game chỉ xuất hiện ở một tỷ lệ nhỏ những người thích chơi game. Tuy nhiên, những người thường xuyên chơi game vẫn nên chú ý đến khoảng thời gian mà họ dành cho game, đặc biệt là khi xuất hiện các biểu hiện “nghiện game” như bỏ bê các hoạt động thường ngày khác hoặc có bất kỳ thay đổi nào về thể chất, tinh thần và các hoạt động xã hội.

Chú thích: 

* International Classification of Diseases (ICD) là Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan. Đây là nền tảng để xác định các xu hướng sức khỏe trên thế giới và là tiêu chuẩn để đưa ra các báo cáo phân tích về bệnh tật và tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ và chuyên gia y tế trên toàn thế giới sử dụng ICD trong chẩn đoán và nghiên cứu.

Các rối loạn được liệt kê trong ICD được các quốc gia đưa vào xem xét khi đề ra các chiến lược y tế cộng đồng và theo dõi các xu hướng rối loạn tâm thần.   

WHO đã công bố bản sửa đổi Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật lần thứ 11 vào giữa năm 2018.

Nguồn tham khảo: http://www.who.int/features/qa/gaming-disorder/en/

Khám từ xa Wellcare biên dịch

- 02-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Nhạy cảm là hoàn toàn bình thường, nhưng nhạy cảm quá mức lại trở nên có hại. Quá nhạy cảm có thể làm bạn tin rằng những điều bạn tưởng tượng hoặc những hành động không cố ý là đúng. Giải nghĩa sai những tương tác xảy ra hàng ngày có thể ngăn bạn có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.  Kiểm soát sự nhạy cảm với những kiến thức cơ bản, sự tự tin và khả năng tự phục hồi sẽ giúp bạn không phản ứng thái quá với những sự kiện hàng ngày trong cuộc sống.

  • Rối loạn lo âu chia ly (Seperation Anxiety Disorder) là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6-7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13-17 tuổi và người trưởng thành. 

  • Cách tốt nhất là thảo luận với một chuyên gia. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ rằng bạn “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân. Càng cụ thể & càng thành thật thì càng tốt, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn.

  • Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi. Điều trị thường là dùng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí để giúp làm giàm và dịu đi những cơn phẫn nộ.

  • Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

  • Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước.