Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm trạng, ngực mềm, thèm ăn, mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có rất nhiều triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm trạng, ngực mềm, thèm ăn, mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm.

Image result for hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (sau khi rụng trứng). Các triệu chứng về thể chất, tinh thần, và cảm xúc có thể xảy ra từ mức độ rất nhẹ đến rất nặng và có thể bao gồm cáu bẳn, dễ bị kích động, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, đau nhức, mệt mỏi, thèm ăn…

Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng rất phổ biến. Độ tuổi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thường từ 20 tới 30. 

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt

Những triệu chứng của rối loạn tiền kinh nguyệt:

  • Tức giận và cáu kỉnh; 
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu; 
  • Thay đổi tâm trạng nhiều; 
  • Giảm ham muốn tình dục; 
  • Nhức đầu; 
  • Đau, sưng vú; 
  • Táo bón hay tiêu chảy;
  • Sưng mắt cá chân, bàn tay và mặt; 
  • Nổi mụn.

Các triệu chứng về hành vi bao gồm: trầm cảm, dễ khóc, căng thẳng, lo âu, khó tập trung. 

Các triệu chứng cơ thể khác như: sưng bụng dưới, mệt mỏi. 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần học hoặc Phụ sản trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn nếu các triệu chứng của bệnh làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của PMS. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng PMS có thể xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố nữ, estrogen và progesterone (hai hormone do buồng trứng sản xuất). Các chất trong cơ thể khác (như prostaglandin) cũng có thể gây ra PMS.

Nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt như:

  • Di truyền: có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này.
  • Có vấn đề về tâm thần như lo lắng, trầm cảm.
  • Bạn bị stress quá nhiều trong cuộc sống và công việc.
  • Chế độ ăn của bạn thiếu vitamin B6, canxi và magiê.
  • Bạn sử dụng quá nhiều chất có chứa caffeine.

Chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt

Bạn có thể tự chẩn đoán bằng cách sử dụng lịch theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi chú các triệu chứng. Nếu các triệu chứng luôn xảy ra trong vòng 2 tuần trước khi hành kinh và ngưng trong hoặc sau khi hành kinh, có thể đó là PMS. Không có xét nghiệm máu hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào có thể giúp ích cho việc chẩn đoán.

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Những phương pháp điều trị bạn có thể áp dụng bao gồm: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ. Thực đơn giàu carbohydrates (các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như các món mì, bánh mì, và gạo) có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen hàng ngày có hại như uống thức uống chứa caffeine hoặc hoạt động nhiều trong khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống trầm cảm; thuốc giữ nước; thuốc giảm đau; thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần; thuốc kiểm soát cân bằng nội tiết tố nữ và thuốc tránh thai.

Cố gắng giảm stress bằng các phương pháp thư giãn như tập yoga hoặc thiền, đồng thời bạn nên ngưng hút thuốc.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Để hạn chế diễn tiến của hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên:

  • Ăn ít muối ngay trước khi bắt đầu vào những ngày hành kinh;
  • Ngưng hút thuốc lá và sử dụng thức thức uống có cồn;
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và các món mì. Ăn ít đường và hạn chế các món nhiều carbohydrate;
  • Hạn chế lượng socola và caffeine (cà phê, nước ngọt, trà) trong cơ thể;
  • Gọi bác sĩ nếu trong khi điều trị, các triệu chứng không cải thiện được hoặc xuất hiện triệu chứng mới;
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.

Xem thêm:

>>> Phân biệt dấu hiệu mang thai với hội chứng tiền kinh nguyệt

>>> Mẹo khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

Tác giả: Giang Lê/ Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Theo Hello bác sĩ

- 31-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Chứng bệnh nổi điên bất thường được đặc trưng bởi việc lặp đi lặp lại những hành vi hung hăng, bạo lực không phù hợp với hoàn cảnh. Giận dữ, gây hấn và bùng nổ trong cơn nóng giận có thể là dấu hiệu của rối loạn bùng nổ liên tục (IED).

  • Trầm cảm là một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây ra nhiều bệnh tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm về trầm cảm vẫn còn tồn tại. Những người mắc trầm cảm thường phải đối mặt với nhiều thành kiến gắn liền với các rối loạn tâm lý. Để đấu tranh với những thành kiến này, quan trọng nhất là phải biết được những sự thật về trầm cảm.

  • Chứng lo âu vào buổi sáng gây ra cảm giác chán nản, căng thẳng, buồn bã, mệt mỏi... khiến cho ngày mới của bạn thật tồi tệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, hủy hoại nhiều mối quan hệ, công việc của người bệnh. 

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

  • Rối loạn gắn bó (Attchament disorder) là kết quả tâm lý của những trải nghiệm tiêu cực với người chăm sóc, thông thường xuất hiện từ tuổi ấu thơ. Nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này là rất cần thiết cho những người mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ nhằm có sự điều chỉnh sớm và nhanh chóng trong quá trình chăm sóc trẻ.

  • Tấn công tình dục là hành vi bạo hành thể xác và khống chế. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh để được tư vấn và hướng dẫn điều trị với các trường hợp bị tấn công tình dục.