Chứng bệnh "nổi điên" bất thường

Chứng bệnh nổi điên bất thường được đặc trưng bởi việc lặp đi lặp lại những hành vi hung hăng, bạo lực không phù hợp với hoàn cảnh. Giận dữ, gây hấn và bùng nổ trong cơn nóng giận có thể là dấu hiệu của rối loạn bùng nổ liên tục (IED).

Việc chờ đợi để phát triển một kế hoạch hành động làm bạn cảm thấy tức giận, bạn dễ mất kiểm soát và cố gắng thoát khỏi tình trạng đó. Nếu bạn thường xuyên đi bộ hoặc nói chuyện với một người tin cậy để cố gắng bình tĩnh thì rất có thể đã mắc chứng rối loạn bùng nổ liên tục. 
Image result for hung hăng, rối loạn liên tục nổ

Chứng bệnh nổi điên bất thường. (Ảnh minh họa)

Chứng bệnh nổi điên bất thường là gì?

Chứng bệnh nổi điên bất thường được đặc trưng bởi việc lặp đi lặp lại những hành vi hung hăng, bạo lực không phù hợp với hoàn cảnh. Giận dữ, gây hấn và bùng nổ trong cơn nóng giận có thể là dấu hiệu của rối loạn bùng nổ liên tục (IED).
Người mắc rối loạn bùng nổ liên tục có thể tấn công, cố ý gây thương tích và làm thiệt hại tài sản của những người xung quanh. Sau đó, họ cảm thấy có lỗi, ân hận hoặc xấu hổ về những hành động bùng nổ của mình.
Việc điều trị rối loạn bùng nổ liên tục bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý nhằm kiểm soát cơn xung động.

Các triệu chứng của chứng bệnh nổi điên bất thường

  • Tức giận thường xuất hiện đột ngột, kéo dài khoảng 10 - 20 phút, dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích và phá hoại tài sản. Những cơn bùng nổ này xảy ra thường xuyên hoặc cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng.
  • Những đợt bùng nổ có thể kèm theo các triệu chứng sau:

    •  Giận dữ.
    •  Khó chịu.
    •  Dư thừa năng lượng.
    •  Tâm trạng luôn cáu giận.
    •  Ngứa ran, cảm giác như có kiến bò khắp người.
    •  Nhức đầu.
    •  Đánh trống ngực.
    •  Tức ngực.

Nguyên nhân của chứng bệnh nổi điên bất thường

Nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn bùng nổ liên tục cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng bệnh có thể liên quan đến các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. 

  • Yếu tố môi trường: hầu hết những người bệnh lớn lên trong gia đình có những hành vi gây hấn, bạo lực hay bùng nổ qua lời nói. Bởi vì họ thường xuyên trải qua hay chịu đựng những hành vi này từ lúc nhỏ nên họ sẽ có nguy cơ biểu hiện những đặc điểm hay hành vi tương tự khi trưởng thành.
  • Yếu tố di truyền: có thể có những nhân tố di truyền gây bệnh truyền từ đời bố mẹ sang con cái.
  • Những hoạt chất trong não: serotonin, một hoạt chất quan trọng trong não, có thể gây ra rối loạn bùng phát gián đoạn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của chứng bệnh nổi điên bất thường

  • Những người bị bệnh tâm thần khác như rối loạn nhân cách chống đối xã hội...
  • Tiền sử lạm dụng chất kích thích: Những người lạm dụng thuốc kích thích hoặc rượu, bia có nguy cơ rối loạn bùng nổ liên tục cao.
  • Tuổi tác: Rối loạn bùng nổ liên tục phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ mắc rối loạn bùng nổ liên tục cao hơn phụ nữ.
  • Có tiền sử bị lạm dụng thể xác: Người trải qua bạo hành hay các chấn thương tâm lí lúc nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các biến chứng của chứng bệnh nổi điên bất thường

Người bị rối loạn bùng phát gián đoạn sẽ tăng nguy cơ:

  • Phá hỏng những mối quan hệ cá nhân: người bệnh thường xuyên có hành vi gây gổ hoặc dùng bạo lực, do đó, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn những mối quan hệ xung quanh. Đôi khi, có thể dẫn đến tình trạng vợ chồng li dị hay stress cho cả gia đình.
  • Gặp khó khăn khi ở trường, ở nhà hoặc trong công việc: một số vấn đề có thể xảy ra như mất việc, đình chỉ học tập, tai nạn giao thông,vấn đề về tài chính hoặc liên quan đến pháp lý.
  • Thường xuyên trải qua rối loạn cảm xúc: như trầm cảm, lo lắng.
  • Nghiện rượu và các chất kích thích khác.
  • Một số bệnh lí như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, cảm giác đau mạn tính... có thể xảy ra.
  • Tự làm hại bản thân: cố ý tự làm tổn thương hoặc tự sát.

Các xét nghiệm và chẩn đoán chứng bệnh nổi điên bất thường

Để đưa ra chẩn đoán xác định rối loạn bùng nổ liên tục và loại trừ những bệnh lí thực thể hay những bệnh tâm lí khác, bác sĩ cần:

  • Khám và hỏi bệnh kèm theo một số xét nghiệm cần thiết.
  • Đánh giá tâm lí người bệnh: bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lí sẽ trò chuyện và hỏi han về các triệu chứng, suy nghĩ cũng như cảm xúc và các hành vi của bạn.
  • Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được công bố bởi Hiệp hội tâm thần học Hoa Kì.

Tiêu chí DSM bao gồm:

  • Gặp thất thất bại trong việc kiểm soát cơn xung động, dẫn đến kết quả là cố ý gây thương tích hoặc phá hoại tài sản của người khác.
  • Mức độ hung hăng gây hấn không phù hợp với hoàn cảnh tình huống đang diễn ra
  • Các hành vi bùng nổ không phải do các rối loạn tâm thần, đồng thời không phải do ảnh hưởng của một loại thuốc hoặc một bệnh lý nào khác gây ra.
  • Các bệnh lý cần phải loại trừ trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán rối loạn bùng nổ liên tục như mê sảng, mất trí nhớ, rối loạn nhân cách, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, tâm thần phân liệt, hưng cảm, lạm dụng chất kích thích hoặc trầm cảm, chấn thương đầu, động kinh...
  • Những người mắc rối loạn bùng nổ liên tục nổ có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh và được thể hiện khi đo điện não đồ.

Phương pháp điều trị và thuốc

Hiện nay, không có phương pháp điều trị rối loạn bùng nổ liên tục tốt nhất cho tất cả bệnh nhân. Điều trị bao gồm thuốc và trị liệu tâm lý cá nhân hoặc theo nhóm. 

Thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát rối loạn bùng nổ liên tục như:

  • Thuốc chống trầm cảm như fluoxetine (Prozac) và paroxetin (Paxil).
  •  Thuốc chống co giật như là carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin), gabapentin (Neurontin) và lamotrigine (Lamictal).
  •  Thuốc an thần benzodiazepine như diazepam (Valium), lorazepam (ATIVAN) và alprazolam (Xanax).
  •  Thuốc kiểm soát tâm trạng như propranolol (Inderal) và lithium.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý phổ biến nhất trong điều trị rối loạn bùng nổ liên tục là liệu pháp nhận thức hành vi, có thể giúp người bệnh:

  • Xác định những tình huống hay hành vi có thể gây kích thích hay công kích người khác.
  • Học và luyện cách kiềm chế những hành vi hay lời nói không phù hợp ví dụ như tập thư giãn, suy nghĩ thấu đáo trước mọi tình huống (tái hình thành sự nhận thức) và các kĩ năng đối phó với nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Đối phó và hỗ trợ chứng bệnh nổi điên bất thường

Kiềm chế cơn giận dữ bùng phát

Đây là một phần trong việc điều trị, bao gồm:

  • Gạt bỏ những rối loạn hành vi trước đó và tập ứng phó tốt với những lúc giận dữ bằng cách học qua hành vi. Bạn hãy tập luyện những kĩ năng bạn học được trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lí, và bạn cần nhận biết được cái gì có thể thúc đẩy đưa đến cơn giận và cách ứng phó với tình huống đó.
  • Lập kế hoạch: bạn có thể kết hợp với bác sĩ đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể mỗi khi bạn giận dữ. Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ mình sắp mất kiểm soát thì hãy cố đưa bản thân thoát khỏi tình hình hiện tại, bạn có thể đi bộ hoặc gọi cho người bạn thân để làm dịu bản thân lại.
  • Tránh dùng cồn và các chất gây hưng cảm vì những chất này có thể tăng sự kích động và nguy cơ bùng nổ cảm xúc bất cứ lúc nào.

Khi người thân của bạn không chịu đi khám bệnh

Không may mắn là nhiều người bị rối loạn bùng phát gián đoạn không chịu đi khám bệnh. Nếu người quen xung quanh bạn có những đợt bùng phát giận dữ thì trước hết bạn cần biết cách tự phòng vệ bản thân.

Lập kế hoạch thoát thân để phòng vệ trong trong trường hợp xảy ra bạo lực gia đình

Nếu bạn thấy tình huống trở nên tồi tệ và nghi ngờ rằng người thân hiện đang có đợt bùng phát giận dữ thì bạn hãy cố phòng thủ bản thân, bạn và trẻ em trong nhà cần thoát khỏi những tình huống nguy hiểm này. Tuy nhiên, nếu để người bệnh rối loạn tâm trạng ở một mình thì cũng rất nguy hiểm.

Khi bạn không thể kiểm soát được những cơn bùng nổ, giận dữ của mình, hãy Goi thoại - gọi video với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn và điều trị rối loạn bùng nổ liên tục.

Theo Điều trị

- 23-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Với stress ở tuổi thanh thiếu niên, có thể nói “stress” đồng nghĩa với “tuổi thanh thiếu niên”. Tuổi trẻ này rất dễ bị stress với nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là do chính bản chất của lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên xét về các yếu tố gây stress, có thể khái quát những nguyên nhân như sau: những áp lực từ bên ngoài, áp lực từ bên trong, đồng thời trẻ cũng bị những tác động hàng ngày giống như người lớn.

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật về phát triển có thể gây ra những trở ngại đáng kể về mặt xã hội, giao tiếp và hành vi. Thường thì hình thức bề ngoài của những người rối loạn phổ tự kỷ không có gì khác với những người khác, nhưng cách họ giao tiếp, tương tác, hành xử và học tập thì khác với hầu hết những người khác. Khả năng học tập, suy nghĩ và giải quyết vấn đề của những người rối loạn phổ tự kỷ có thể dao động từ rất có tài năng đến khó khăn nghiêm trọng. 

  • Khi đã bị bệnh thần kinh, trở nên bị ám ảnh với ý nghĩ rằng có một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng mà không được chẩn đoán. Điều này gây ra sự lo lắng đáng kể vào trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, ngay cả khi không có bằng chứng y khoa rõ ràng rằng có một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh thần kinh cũng được gọi là hypochondriasis.

  • Chúng ta bắt đầu định dạng bản thân với cách mà người khác suy nghĩ về chúng ta và cái mà chúng ta nghĩ về bản thân trở thành chính con người chúng ta. Chúng ta trở thành những con người theo ý muốn của người khác và để các mối liên hệ giữa bản thân với người ngoài định hình chúng ta, và rồi phát triển cảm nhận về bản thân theo hướng này, nhưng chính cái này lại làm chúng ta đau khổ. Chúng ta đau khổ là bởi vì đôi lúc chúng ta không thích cái định dạng mà người khác gán cho mình. 

  • Xâm hại và lạm dụng tình dục là dạng bạo hành đau lòng nhất, gây tranh cãi nhiều nhất, bị che đậy nhiều nhất và bị hiểu lầm là ít xảy ra trong các dạng bạo hành trẻ em. 

  • Technology has transformed modern life, and now it is changing the mental health landscape, transforming the way social workers, counselors, therapists, and clinical psychologists provide mental health services.