Bạo hành gia đình và những dấu hiệu của bạo hành tâm lý

Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

Nhận biết bạo hành 

Không dễ dàng để nhận ra kẻ bạo hành trong thời kì đầu của một mối quan hệ – bạo hành càng lúc càng đẩy mạnh theo thời gian. Những kẻ bạo hành ban đầu thường vô cùng dễ chịu và hoàn hảo, nhưng sẽ dần dần trở nên hung hăng và khống chế khi mối quan hệ kéo dài. Sự bạo hành có thể bắt đầu bởi những dấu hiệu nhỏ không dễ nhận thấy và có thể dễ dàng bỏ qua như đặt biệt danh, dọa dẫm, sự chiếm hữu, hoặc nghi ngờ. Kẻ bạo hành có thể sẽ rất hối lỗi về hành động của họ hoặc cố tìm cách thuyết phục nạn nhân rằng họ làm vậy vì tình yêu hay quan tâm. Tuy nhiên, nếu đó là một kẻ bạo hành, bất kể lời xin lỗi, bạo lực và khống chế sẽ tiếp diễn mạnh mẽ hơn theo thời gian. Cần phân biệt giữa kẻ bạo hành và những người mắc lỗi và cư xử có xu hướng bạo hành – kẻ bạo hành biết mình đang làm gì còn người mắc lỗi có thể lắng nghe và nhận lỗi. Hãy chú ý mức độ gia tăng và thường xuyên của những hành vi ấy để quyết định xem liệu người đó là kẻ bạo hành hay chỉ đơn thuần mắc lỗi.

Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

nicolas-rottiers

(Ảnh minh họa)

Định nghĩa bạo hành và bạo hành gia đình

Theo định nghĩa của tổ chức NCADV (National Coalition Against Domestic Violence), bạo hành gia đình là “sự cố tình hăm dọa, hành hung thể xác, đánh đập, bạo hành tính dục, và/hoặc nhiều hành vi bạo ngược khác như một phần của hệ thống khuôn mẫu hành vi của quyền lực và khống chế được sử dụng bởi một thành viên đối với thành viên còn lại trong quan hệ tình cảm. Nó bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý, và ngược đãi tinh thần. Mức độ thường xuyên hay nặng nề của bạo hành gia đình có thể rất khác nhau; tuy nhiên một yếu tố cố định của bạo hành gia đình là việc một thể liên tục tìm cách sở hữu quyền lực và điều khiển người còn lại… Bạo hành gia đình có thể dẫn đến chấn thương thể xác, ám ảnh tâm lý, và trong những trường hợp đặc biệt, cái chết. Những hệ quả đau thương về mặt thể xác, tâm lý, và tình cảm có thể để lại truyền đời và kéo dài suốt cuộc đời.”

“Cần lưu ý rằng bạo hành gia đình không phải lúc nào cũng dưới dạng bạo hành thể xác. Bạo hành tình cảm và tâm lý cũng có thể nặng nề như bạo hành thể xác. Ngay cả khi một mối quan hệ không có dấu hiệu bạo lực thể xác, động tay động chân, không có nghĩa là nó an toàn hơn cho nạn nhân hay nạn nhân tự do hơn.

Thêm vào đó, bạo hành gia đình không phải lúc nào cũng kết thúc bằng việc nạn nhân trốn thoát khỏi kẻ bạo hành, chấm dứt mối quan hệ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ (hoặc là có nơi chịu giúp đỡ họ). Thường xuyên, khi nạn nhân tìm cách chống lại, kẻ bạo hành sẽ càng bạo lực hơn vì cảm thấy đánh mất quyền lực. Sau khi nạn nhân bỏ đi, nếu họ bỏ đi được, kẻ bạo hành thường xuyên tìm cách theo dõi, quấy rối, đe dọa, và tìm cách khống chế nạn nhân. Thực tế cho thấy nạn nhân gặp nguy hiểm nhất ngay sau khi trốn khỏi một mối quan hệ bạo lực hoặc khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài. Số liệu chỉ ra rằng 20% tổng số nạn nhân tìm kiếm lệnh cấm tiếp cận bị giết hại trong vòng 2 ngày sau khi lệnh cấm có hiệu lực; 33% bị sát hại trong vòng 1 tháng.

Xã hội thường hay đổ lỗi cho nạn nhân gặp bạo hành với suy nghĩ rằng nạn nhân lựa chọn ở lại mối quan hệ đó. Sự thật là, để kết thúc một mối quan hệ bạo hành không phải chỉ là việc nạn nhân chọn rời bỏ, mà là việc làm sao có thể trốn thoát một cách an toàn, kẻ bạo hành từ bỏ không theo đuổi nạn nhân, hoặc những đối tượng khác bắt kẻ bạo hành chịu trách nhiệm cho những gì họ đã gây ra (ví dụ nhờ luật pháp can thiệp, tòa án và cảnh sát bảo vệ nạn nhân).

Lưu ý rằng những kiến thức trên chủ yếu nhắm đến đối tượng các cặp đôi đã kết hôn (dị tính và đồng tính, nhưng số liệu sử dụng hầu hết là dị tính). Dưới đây là mô hình chỉ ra sự khác biệt giữa một mối quan hệ bạo hành và một mối quan hệ bình đẳng trong gia đình theo Mẫu Duluth dưới đây thuộc sở hữu trí tuệ của Domestic Abuse Intervention Project. 

Mô hình Duluth trên chỉ ra 8 mẫu hành vi thường thấy của kẻ bạo hành trong quá trình chi phối nạn nhân của mình: 

1. O ép và dọa dẫm;

2. Hăm dọa qua hành động;

3. Bạo hành về tâm lý; 

4. Bạo hành về kinh tế;

5. Sử dụng đặc quyền giới; 

6. Cô lập nạn nhân; 

7. Dùng trẻ làm sức ép;

8. Giảm thiểu, phủ nhận, và đổ lỗi.

powerandcontrol-copyequality

Những dấu hiệu của bạo hành tâm lý tình cảm

Tuy nhiên, mô hình trên có thể không đề cập đủ sâu sắc đến những biểu hiện cụ thể, cũng như việc nó không chỉ ra được tính chất bạo hành trong trường hợp mối quan hệ không hoặc chưa phải là vợ chồng. Xem những dấu hiệu dưới đây để đánh giá xem bạn có ở trong một mối quan hệ tình cảm bạo hành hoặc đang chứng kiến một mối quan hệ tình cảm bạo hành hay không. Những mối quan hệ tình cảm này không nhất thiết là giữa người yêu, mà có thể là bạn bè, người thân, anh chị em, bố mẹ và con cái trong gia đình.

1. Người kia giễu cợt, coi thường, hoặc đem bạn làm trò cười trước mặt mọi người. 

2. Họ thường bỏ qua hoặc gạt đi quan điểm, ý kiến, gợi ý, nhu cầu của bạn. 

3. Họ mỉa mai hay “trêu chọc” để khiến bạn cảm thấy không tốt về bản thân. 

4. Họ cho rằng bạn “quá nhạy cảm” nếu bạn phản ứng với những gì họ làm với bạn. 

5. Họ tìm cách điều khiển và đối xử với bạn như trẻ con. 

6. Họ chỉnh sửa hay trừng phạt hành vi của bạn. 

7. Bạn cảm thấy mình phải xin phép trước khi quyết định điều gì hay đi đâu. 

8. Họ tìm cách điều khiển tài chính và cách bạn tiêu pha. 

9. Họ hạ thấp và coi thường bạn, những thành quả của bạn, ước mơ và mục tiêu của bạn. 

10. Họ tìm cách làm bạn cảm thấy họ luôn đúng còn bạn luôn sai. 

11. Ngôn ngữ cơ thể của họ biểu hiện sự không đồng tình hay khinh khỉnh. 

12. Họ luôn luôn chỉ ra lỗi lầm, sai phạm, hoặc nhược điểm của bạn. 

13. Họ đổ tội cho bạn những điều mà bạn biết không phải lỗi của bạn. 

14. Họ không thể tự cười bản thân và không thể chịu được khi người khác cười họ. 

15. Họ không thể chịu được bất kì điều gì có vẻ như thiếu tôn trọng dù là nhỏ nhất. 

16. Họ bào chữa cho hành vi của họ, đổ lỗi cho người khác, và gặp khó khăn trong việc xin lỗi. 

17. Họ liên tục vượt quá ranh giới cá nhân của bạn và bỏ qua những yêu cầu của bạn. 

18. Họ đổ lỗi cho bạn về những vấn đề, khó khăn trong cuộc sống, hoặc những bất hạnh của bản thân. 

19. Họ gọi bạn bằng những biệt danh không hay, hoặc hay đưa ra những nhận xét ác ý về bạn. 

20. Họ xa cách hoặc không sẵn sàng về mặt tình cảm hầu như mọi lúc. 

21. Họ chọn việc dằn dỗi hoặc rút lui, “bơ” bạn để hòng nhận được sự chú ý quan tâm hoặc đạt được những gì họ muốn. 

22. Họ không thể hiện sự đồng cảm hay lòng từ ai đối với bạn. 

23. Họ tỏ ra là nạn nhân và đổ trách nhiệm cho bạn còn hơn tự chịu trách nhiệm. 

24. Họ không giao tiếp, bỏ mặc, hay bỏ rơi bạn để trừng phạt hoặc dọa dẫm bạn. 

25. Họ đem chuyện riêng của bạn ra kể với người khác. 

26. Họ chối bỏ việc họ bạo hành tình cảm bạn khi bị hỏi đến.

Bài viết này cũng là một tư liệu mang tính tham khảo dành cho độc giả tự kiểm nghiệm lại bản thân xem mình có xu hướng mắc những hành vi có xu hướng bạo hành hay không. Nếu như bạn nhận thấy mình có hành vi mang tính bạo hành tình cảm hoặc đang ở trong mối quan hệ bạo hành, quan trọng nhất là cần phải tìm hiểu nguồn cơn của hành vi của mình. Nếu như những dấu hiệu trên đây chỉ ra rằng bạn hoặc người bạn quen có khả năng đang phải đối đầu với một kẻ bạo hành, đừng ngay lập tức đối chất với họ mà nên chú ý quan sát và phân tích hành động của họ cho đến khi bạn có thể chắc chắn rằng họ không phải vô ý mà cố tình tìm cách khống chế tình cảm của bạn. 

Nguồn tham khảo:

1. Signs of emotional abuse

2. What is Domestic Violence?

3. The Duluth Model

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

Biên dịch: Ly Thúy Nguyễn

Theo Beautifulmindvn.com

- 19-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn khí sắc theo chu kì (cyclothymic disorder) là một rối loạn khí sắc hiếm gặp. Cyclothymia gây ra những bất thường về cảm xúc nhưng không nghiêm trọng bằng rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.


  • Lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị stress vì trẻ đang sống trong một thế giới mờ mờ ảo ảo của những cảm xúc lẫn lộn, đầy ảo tưởng. Người lớn muốn thanh thiếu niên không còn là trẻ thơ nữa mà nên sống và hành động có trách nhiệm. Nhưng những tiêu chuẩn về cách cư xử mà người lớn đặt ra cho giới trẻ lại có nhiều giới hạn khiến trẻ trở nên rất bối rối, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục.

  • Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn nhân cách nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh tâm thần. Đây là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra trạng thái bất ổn cảm xúc, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Người bệnh thường cảm thấy cảm xúc của mình bị méo mó, làm cho họ nghĩ rằng bản thân vô giá trị và không hoàn thiện.

  • Khuyết tật trí tuệ thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị hạn chế chức năng tâm thần và trí thông minh (IQ) dưới mức trung bình, thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra về khả năng giao tiếp và thực hiện công việc hàng ngày. Các mức độ khuyết tật có thể khác nhau – ít, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.

  • Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao… biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

  • Ở Mỹ, có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.