Khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Khuyết tật trí tuệ thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị hạn chế chức năng tâm thần và trí thông minh (IQ) dưới mức trung bình, thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra về khả năng giao tiếp và thực hiện công việc hàng ngày. Các mức độ khuyết tật có thể khác nhau – ít, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?

Khuyết tật trí tuệ thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị hạn chế chức năng tâm thần và trí thông minh (IQ) dưới mức trung bình, thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra về khả năng giao tiếp và thực hiện công việc hàng ngày. Các mức độ khuyết tật có thể khác nhau – ít, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Một số nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần có thể được ngăn ngừa với chăm sóc y tế thích hợp. Trẻ được chẩn đoán bị chậm phát triển tâm thần có khả năng điều trị thành công cao khi còn nhỏ. Nếu bạn nghi ngờ rằng bé có thể có một khuyết tật trí tuệ, hãy Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân của tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ, phổ biến nhất là:

Lý do y sinh

  • Gen bất thường, thừa hưởng từ cha mẹ;
  • Bất thường của nhiễm sắc thể, chẳng hạn như khiếm khuyết nhiễm sắc thể X và hội chứng Down;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng;
  • Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh phenylketonuria niệu (PKU), galactose và suy giáp bẩm sinh;
  • Dị tật của não, chẳng hạn như não úng thủy và phát triển não bất thường.

Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai

  • HIV;
  • Toxoplasmosis;
  • Herpes simplex;
  • Rubella;
  • Bệnh giang mai;
  • Nhiễm virus Cytomegalo (CMV).

Các vấn đề về hành vi trong quá trình mang thai

  • Hút thuốc;
  • Sử dụng thuốc hoặc uống rượu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Các ảnh hưởng của bệnh hoặc nhiễm trùng nhất định trong quá trình mang thai.

Vấn đề khi sinh

  • Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân;
  • Trẻ không nhận đủ oxy trong quá trình sinh;
  • Tổn thương trẻ trong khi sinh.

Các yếu tố trong thời thơ ấu

  • Thiếu hụt dinh dưỡng;
  • Bệnh hoặc nhiễm trùng có ảnh hưởng đến não như viêm màng não, viêm não, ho gà...;
  • Tiếp xúc với chì, thủy ngân và các chất độc khác;
  • Chấn thương đầu hoặc chết đuối;
  • Các yếu tố xã hội;
  • Thiếu giáo dục.

Các triệu chứng của tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Triệu chứng xuất hiện trước khi trẻ được 18 tuổi. Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào mức độ chậm phát triển tâm thần.

Các triệu chứng của tình trạng khuyết tật trí tuệ bao gồm:

  • Trẻ học và phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi;
  • Khó khăn trong giao tiếp với người khác;
  • IQ dưới mức trung bình;
  • Có vấn đề về học tập ở trường;
  • Không có khả năng thực hiện những công việc hàng ngày, ví dụ: ăn mặc hoặc sử dụng nhà vệ sinh mà không cần sự giúp đỡ;
  • Có vấn đề về nghe, thị lực, vận động hoặc nói chuyện ;
  • Không có khả năng suy nghĩ logic.

Để mô tả mức độ chậm phát triển tâm thần thường sử dụng các loại sau:

Mức độ nhẹ của tình trạng khuyết tật trí tuệ

  • IQ 50-70;
  • Phát triển chậm hơn so với hầu hết trẻ em;
  • Không có dấu hiệu bất thường về thể chất;
  • Có thể học các kỹ năng thực tế;
  • Học kỹ năng đọc và làm toán lên tới lớp 3-6;
  • Quan hệ xã hội bình thường;
  • Học các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Khuyết tật trí tuệ vừa phải

  • IQ 35-49;
  • Chậm phát triển đáng kể, đặc biệt là khả năng diễn đạt;
  • Có thể có những dấu hiệu bất thường về thể chất;
  • Có thể học giao tiếp đơn giản;
  • Có thể học các kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an toàn;
  • Thực hiện được những hành động đơn giản;
  • Có thể học các kỹ năng về kiểm soát;
  • Có thể được gửi một mình ở những nơi quen thuộc.

Mức độ nặng của tình trạng khuyết tật trí tuệ

  • IQ 20-34;
  • Chậm phát triển đáng kể; 
  • Ít hoặc không có kỹ năng giao tiếp;
  • Có thể học các hành động đơn giản lặp đi lặp lại;
  • Có thể học các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản ;
  • Cần được giám sát và quản lý về mặt xã hội.

Mức độ rất nặng của người khuyết tật trí tuệ

  • IQ <20;
  • Chậm đáng kể trong tất cả các lĩnh vực phát triển;
  • Dị tật bẩm sinh;
  • Cần giám sát liên tục;
  • Cần người thường xuyên chăm sóc;
  • Không có khả năng tự phục vụ.

Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Nếu trẻ có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào như trên, hãy gọi bác sĩ Tâm lý càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Kiểm tra trí thông minh – Các bài kiểm tra IQ. Đứa trẻ có thể có một khuyết tật trí tuệ nếu kết quả kiểm tra IQ 70 hoặc dưới;
  • Hành vi và các kỹ năng học tập cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, bao gồm:
    • Đọc và viết;
    • Kỹ năng xã hội, như trách nhiệm và lòng tự trọng;
    • Kỹ năng thực hành – khả năng ăn, sử dụng phòng tắm và mặc quần áo.

Trẻ bị khuyết tật trí tuệ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề khác như khiếm thính, vấn đề về mắt, co giật, rối loạn tăng động giảm chú ý, hoặc bệnh về chỉnh hình. Để kiểm tra các bệnh khác có thể cần xét nghiệm bổ sung.

Điều trị các khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Điều trị có thể mang lại kết quả tốt nếu bắt đầu càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị  khuyết tật trí tuệ bao gồm:

  • Các chương trình can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi;
  • Tư vấn gia đình;
  • Chương trình phát triển, bao gồm cả kỹ năng cảm xúc và phối hợp tay-mắt;
  • Chương trình giáo dục đặc biệt;
  • Đào tạo kỹ năng sống, như nấu ăn, tắm;
  • Chuyên viên điều trị;
  • Đào tạo kỹ năng xã hội;
  • Dạy tự chăm sóc.

Phòng ngừa khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Để làm giảm khả năng trẻ bị chậm phát triển:

* Trong khi mang thai:

  • Không hút thuốc;
  • Không uống rượu và sử dụng chất kích thích;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa và đa dạng các loại ngũ cốc, hoa quả và rau;
  • Bổ sung axit folic;
  • Đi khám bác sĩ định kỳ.

* Sau khi sinh:

  • Sàng lọc bệnh có thể gây khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh;
  • Khuyến khích trẻ tại thời điểm thích hợp;
  • Khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa;
  • Đội mũ bảo hiểm cho trẻ; 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với sơn có chứa chì;
  • Để xa các vật dụng có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ;
  • Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm virus thì không nên dùng aspirin, vì nguy cơ mắc hội chứng Reye. Hãy hỏi bác sĩvề những loại thuốc an toàn cho trẻ.

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao… biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Bảng kiểm tra, sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ cung cấp thông tin cần thiết trong việc đánh giá mức độ tự kỉ ở trẻ. Trả lời các câu hỏi sau đây theo mức độ trẻ thường xuyên có, cố gắng trả lời từng câu hỏi, nếu hành vi liệt kê dưới đây chỉ xảy ra rất ít (khoảng 1 hay 2 lần) thì trả lời là không.

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder) thuộc về nhóm thứ hai trong ba nhóm của bệnh rối loạn nhân cách có tên là nhóm lập dị. Đa số phần lập dị trong nhóm này thường liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người không hề có hứng thú gì với người khác. Một số người lại cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Còn có một số thì lại rất đa nghi. Khi sự lập dị đạt đến mức tột cùng thì những lối sống này tạo thành ba loại rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó.

  • Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào. 

  • Rối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất thường do các tác nhân như khủng hoảng tình cảm hoặc sang chấn tâm lý như hoảng sợ tột độ hoặc căng thẳng quá mức.