7 bài học quan trọng rút ra từ chứng bệnh tâm lý

Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, đôi lúc, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không tác động nào và không một ai có thể gây hại đến bạn hơn chính bản thân bạn.

Dưới đây là những bài học rút ra từ chứng bệnh tâm lý:

1. Thật khó để tìm được những người bạn thực sự và thậm chí còn khó hơn để giữ họ khi bạn đang phải chống chọi với căn bệnh tâm lý của mình

Đôi khi sống quá nội tâm quá thật khó khăn và mệt mỏi, tới nỗi giữ gìn tình bạn không còn là một trong những điều quan trọng nhất bạn thấy cần phải làm. Nhưng khi đã tìm thấy người bạn thực sự, họ sẽ trở thành một trong những người quý giá nhất trong cuộc đời bạn, và đôi khi đó còn là những người duy nhất có thể thật sự hiểu bạn.

2. Loại bỏ những điều độc hại trong cuộc đời bạn là điều cực kỳ quan trọng

Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không gì và không có ai có thể gây hại cho bạn hơn chính bạn. Vì vậy, loại bỏ tất cả những thành phần độc hại trong cuộc sống cũng như tất cả những thứ gây hại đến bạn hơn là giúp bạn trở nên tốt hơn sẽ là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm.

3. Mạnh mẽ không có nghĩa là không cảm thấy khó khăn

Xã hội thường khiến chúng ta tin rằng chúng ta phải luôn luôn hạnh phúc và khó khăn sẽ làm cho chúng ta trở nên yếu đuối. Điều này chắc chắn không đúng. Cách bạn đối phó với khó khăn mới là điều làm nên con người bạn, hoặc khiến bạn gục ngã. Nên nhớ rằng, bạn đã sống sót qua những ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. Ai nói rằng bạn không thể sống tiếp qua một vài ngày như vậy nữa chứ?

what-is-motivation

Bài học quan trọng từ chứng bệnh tâm lý. (Ảnh: Ahbinav PMP)

4. Bạn không bao giờ phải chịu đựng một mình.

Mặc dù thỉnh thoảng đúng là bạn sẽ cảm thấy thế, nhưng bạn không bao giờ thật sự “một mình”. Sẽ luôn luôn có ai đó sẵn sang lắng nghe, cho dù đó là thành viên trong gia đình, một người bạn, một nhà tâm lý hoặc kể cả một ai đó ở trung tâm tư vấn.

5. Cảm thấy không ổn là một điều hoàn toàn ổn

Bạn được phép cảm thấy tệ hại. Bạn được phép có những ngày tồi tệ. Cảm xúc của bạn hoàn toàn có lý. Đừng để bất kì ai nói điều ngược lại.

6. Yêu cầu được giúp đỡ là điều hoàn toàn bình thường

Bạn không cần phải luôn luôn nở nụ cười. Đòi hỏi sự giúp đỡ không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối mà ngược lại đó là dấu hiệu của sự mạnh mẽ. Bạn không cần phải chịu đựng một mình, và những người thân thật sự sẽ luôn ở bên cạnh để hỗ trợ bạn.

7. Ưu tiên bản thân có thể là điều tuyệt vời nhất bạn làm được

Ưu tiên bản thân và nghĩ cho bản thân, dù chỉ một lần thôi, là điều hoàn toàn chấp nhận được. Đó không phải là ích kỷ, và bạn cũng không phải là một người “tồi tệ” khi làm điều đó. Bạn đã lo lắng cho những người khác quá lâu rồi, vì vậy hãy để mình nghỉ ngơi một chút và chăm chút bản thân một lần xem nào.

Nguồn tham khảo: https://themighty.com/2017/03/...

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

*** Rối loạn tâm lý nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, một số trường hợp còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được chia sẻ và tư vấn phương pháp điều trị chứng bệnh tâm lý thường gặp.

Dịch: Orange - Biên tập: Dahlia

Theo Beautifulmindvn.com

- 16-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Phần lớn các kiến thức bạn có được về các rối loạn tâm lý đến từ những tờ báo bạn đọc, những chương trình truyền hình bạn theo dõi và những bộ phim bạn xem. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chủ yếu của công chúng về các dạng rối loạn như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và trầm cảm. 

  • Lảng tránh cảm xúc tiêu cực có vẻ như là một ý hay, đúng không? Thật ra không phải vậy. Theo một nghiên cứu tâm lý gần đây (bởi David Barlow, Steven Hayes và những người khác), một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý là thói quen lảng tránh cảm…

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.

  • Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, có khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác, nhiều trẻ có kèm theo tăng động và chậm trí tuệ.

  • Nhiều người đã trải qua những nỗi sợ hãi rất đặc biệt, đó là nỗi sợ phi lý, vô cùng mãnh liệt và dữ dội về những vật hay tình huống nhất định. Sợ chó, sợ những nơi hẹp kín, sợ bay, sợ độ cao, thang cuốn, đường hầm, đường cao tốc, nước, và máu là một trong số những nỗi sợ phổ biến nhất. Ám sợ không chỉ là nỗi sợ hãi cực đoan, mà nó còn có phần phi lý. Bạn có thể trượt tuyết trên những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại sợ hãi khi lên đến tầng 10 của một toàn nhà. Những người trưởng thành bị ám sợ chuyên biệt ý thức được rằng nỗi sợ đó rất vô lý, nhưng khi đối mặt hoặc thậm chí là chỉ cần nghĩ về việc phải đối mặt với nó, thì họ lại cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và căng thẳng dữ dội.