4 quan niệm sai lầm về bệnh tâm lý

Rối loạn tâm lý là bệnh khá phổ biến, nếu không được hỗ trợ điều trị hoặc kiểm soát có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm lý.

Trong cơn hưng cảm kéo dài 72 giờ đồng hồ vào tháng 2 năm 2013, Annie Powell, 35 tuổi, cảm thấy mình như siêu nhân: năng suất và năng động. “Tôi đi tập gym lúc 5h30, làm việc cả ngày rồi lại đi tập gym cùng gia đình. Sau đó, tôi thức trắng đêm và dọn dẹp phòng làm việc, tiếp tục làm việc, quét dọn nhà cửa và giặt giũ.” Anne nói. Nhưng sau khi 72 tiếng ấy cô lập tức rơi vào trầm cảm nặng. “Tôi ngồi dưới tầng và nhìn chằm chằm vào tường hàng giờ.”

Sáng hôm sau, Kevin, chồng cô, xuống nhà để chuẩn bị đi làm và hốt hoảng khi nhìn thấy gương mặt bần thần, xa cách của Annie. Ba đứa con của cô, tuổi từ 6 đến 8, cũng đến, ôm Annie và nhảy lên người cô như mọi ngày, nhưng Annie không phản ứng.

Kevin nhanh chóng đưa bọn trẻ lên nhà và sửa soạn đưa chúng đến trường. Anh gọi cho mẹ của Annie, và khi bà đến, họ gọi cho bác sĩ tâm thần của cô (Annie vẫn điều trị trầm cảm sau sinh ba năm sau khi cặp song sinh nam của cô chào đời năm 2010).

Sau khi lắng nghe mọi chuyện, bác sĩ cho rằng cô đang mắc rối loạn lưỡng cực dạng II, dạng mà người mắc sẽ trải qua nhưng cơn hưng cảm tột cùng và trầm cảm trầm trọng. Dù nhiều người sẽ đón nhận tin này một cách bàng hoàng, Annie lại cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. “Tôi nghĩ, cuối cùng, mình đã tìm ra câu trả lời. Tôi thấy vui vì chúng tôi đã tìm ra được một hướng đi mới, và có thể là hướng đi đúng đắn.

Cô uống Lacmital, một loại thuốc được dùng ngoài hướng dẫn để trị rối loạn lưỡng cực, và cảm thấy mình như một con người khác. “Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng tôi cảm thấy việc chẩn đoán này là một phước lành.” cô nói. “Sự mất cân bằng hóa học trong tôi đã được điều chỉnh và tôi tìm được nhiều cách để tự chăm sóc bản thân như ăn uống lành mạnh, tập thể dục, và dành ra những khoảng thời gian tĩnh lặng. Đã ba năm trôi qua kể từ khi tôi trải qua cơn hưng trầm cảm, và cuộc sống của tôi đang ngày một tốt hơn.”

Câu chuyện của Annie là bằng chứng cho thấy việc vượt qua bệnh và cải thiện sau khi được chẩn đoán là hoàn toàn có thể. Gần 20% người Mỹ ở độ tuổi trưởng thành sẽ trải qua một bệnh tâm lý vào một thời điểm nào đó trong một năm nhất định, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Các bệnh này có thể gồm trầm cảm nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn, đến tâm thần phân liệt nặng cần nhập viện và điều trị lâu dài.

Dù bệnh tâm lý rất phổ biến, một số hiểu lầm nhất định vẫn tồn tại và những định kiến xung quanh chúng vẫn lan truyền rộng rãi. 

(Ảnh minh họa)

Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm phổ biến:

Hiểu lầm 1: Bạn có thể “tự nhiên mà khỏi” các vấn đề tâm lý

Sự thật là: Bạn không thể tự nhiên tìm được cách thoát khỏi bệnh tâm lý một cách thần kỳ, dù bệnh nặng hay nhẹ. Đây là một quan niệm phổ biến, và nguy hiểm, vì nó tạo nên những kỳ vọng vô lý cho bệnh nhân, Nelsom Freimer, giáo sư tâm thần học tại Đại học California, Los Angeles, nói.

Annie đã trực tiếp trải qua vấn đề này: “Đức tin rất quan trọng đối với tôi, nên khi mới dùng thuốc, tôi đã tự hỏi: 'Sao mình lại cần thứ này nếu mình theo đạo?' Bác sĩ tâm thần của tôi lúc đó, tình cờ cũng là một người Cơ Đốc giáo, đã nói: 'Chị cần thuốc để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, để chị có thể tỉnh táo mà đối phó với cuộc sống. Chị không thể cầu nguyện mà hết được. Chị cần sự can thiệp của y học.'”

Amy Marlow, 33 tuổi, ở Reston, Va., cũng phải nghe nhiều người đòi hỏi cô “mau hết bệnh” khi cô đang vật lộn với trầm cảm và rối loạn lo âu trầm trọng. “Mọi người hay bảo trông tôi không giống như bị trầm cảm, tại sao tôi lại trầm cảm khi có công việc, bạn bè, và mọi thứ đang diễn ra êm đềm? Trong một thời gian dài, tôi đã cố làm việc chăm chỉ để vượt qua nó, hi vọng nó sẽ biến mất. Nhưng tôi vẫn không thể vượt qua được.”

Một số người coi bệnh tâm lý như một khiếm khuyết trong nhân cách hoặc tính cách, nhưng điều đó đơn thuần là sai lầm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều yếu tố góp phần và ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh, bao gồm yếu tố di truyền, mất cân bằng sinh hóa ở não, ngược đãi thời thơ ấu, và thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

Hiểu lầm 2: Nếu mắc bệnh tâm lý thì bạn không thể tiếp tục duy trì việc

Sự thật là: Dù đúng là một số bệnh tâm lý trầm trọng sẽ khiến bạn khó có thể làm việc, nhiều người vẫn có khả năng quản lý thành công bệnh và đạt được thành công trong công việc.

Liz Norton, một nhà quản lý hệ thống cao cấp tại một tổ chức vận động sức khỏe tâm lý, được chẩn đoán mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế vào năm 20 tuổi. Bây giờ, ở những năm tuổi 30, tình trạng sức khỏe của cô đã được quản lý tốt nhờ thuốc và liệu pháp nhận thức, và cô cũng cởi mở với nhân viên của mình về điều này.

Ngược lại, Amy Marlow là một chuyên viên quan hệ công chúng và chưa bao giờ tiết lộ về bệnh của mình. Nhưng khi giảm thuốc để mang thai, cô cảm thấy nhanh chóng suy sụp và phải xin nghỉ phép. Quản lý của cô nhiệt tình hỗ trợ nhưng cô vẫn quyết định nghỉ việc để tìm việc bán thời gian là kế toán và quản lý văn phòng ở nhà thờ để linh hoạt hơn. “Mắc bệnh tâm lý khiến tôi trở thành một nhân viên biết thông cảm hơn”, cô nói.

Annie Powell cũng cảm thấy việc chẩn đoán cũng có lợi cho cô. Năm ngoái, cô mở một công ty đào tạo cá nhân và diễn thuyết tên là Own It Daily. Cô nói cởi mở là một lý do quan trọng khiến khách hàng đến với cô. “Sự minh bạch của tôi khiến mọi người dễ chịu hơn”, cô nói.

Mặc dù luật liên bang (Hoa Kỳ) cấm nhà tuyển dụng phân biệt đối xử với nhân viên vì khuyết tật tâm lý, nghiên cứu cho thấy những nhân viên cởi mở về bệnh tâm lý vẫn có thể phải đối mặt phân biệt đối xử, do đó bạn nên xem xét kỹ trường hợp của mình.

Hiểu lầm 3: Bệnh tâm lý gây ra bạo lực

Sự thật là: Có một khác biệt lớn giữa nhận thức của chúng ta và bằng chứng thực tế, Jefrey Swanson, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y Đại học Duke nói. “Thật khó mà không nhìn thấy những dòng tin tức về nổ súng hoàng loạt do một người có tiền sử bệnh tâm lý trên các trang báo, và kết quả các cuộc khảo sát cho thấy đa số mọi người thật sự tin rằng người có bệnh tâm lý thường bạo lực hơn".

“Nhưng sự thật là phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tâm lý không hề bạo lực", Swanson nói. Dù bệnh nhân mắc bệnh tâm lý trầm trọng có khả năng trở nên bạo lực gấp ba lần những người có tâm lý khỏe mạnh, vấn đề bạo lực mà họ gây ra cho xã hội là rất nhỏ, ông nói. Và chỉ 3 – 5% hành vi bạo lực là có thể quy cho bệnh tâm lý. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người mắc bệnh tâm lý có khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực nhiều gấp 10 lần so với dân số nói chung.

"Hành vi bạo lực sinh ra từ nhiều yếu tố chứ không chỉ đơn thuần từ bệnh tâm lý", Swanson nói. Nam giới và trẻ tuổi, cũng như việc tiếp xúc với bạo lực trong cộng đồng từ bé, là các yếu tố tăng nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực.

Hiểu lầm 4: Bạn không thể khỏi bệnh tâm lý

Sự thật là: Nhiều người đã vượt qua những giai đoạn nhẹ hoặc vừa của bệnh tâm lý và không bao giờ mắc lại. Những trường hợp khác nghiêm trọng hơn có thể kiểm soát bệnh thành công và sống cuộc sống mà họ mong muốn, giống như các bệnh nhân có bệnh mạn tính như tiểu đường.

Khả năng phục hồi thường phụ thuộc vào loại bệnh, độ tuổi khi được chẩn đoán, và các vấn đề sức khỏe khác. Tin tốt là khả năng phục hồi tương đối cao: gần 50% đối với tâm thần phân liệt, 70% đối với rối loạn hoảng loạn, và 80% đối với rối loạn lưỡng cực.

“Việc phục hồi có thể có ý nghĩa khác nhau đối với từng người, tuy nhiên, sẽ hữu ích khi nghĩ đó là một quá trình liên tục để kiểm soát lại cuộc sống của mình sau chẩn đoán”, Susan Noonan, 63 tuổi, một bác sĩ và tác giả sách cũng mắc trầm cảm ở Boston nói.

Phục hồi không nhất thiết là trở lại là bạn như trước khi mắc bệnh, điều này tương đối không thực tế. “Nhưng nó không có nghĩa là bạn không thể tận hưởng cuộc sống của mình”, Noonan nói. “Sống trong giai đoạn phục hồi có nghĩa là có khả năng vượt qua những ngày khó khăn, và điều này với mỗi người mỗi khác.”

Thử thách nằm ở việc đặt ra những kỳ vọng thực tế về ý nghĩa của việc phục hồi đối với bạn. “Bệnh tâm lý đã thay đổi cuộc đời tôi, nhưng không điều khiển được nó. Nó không phải là yếu tố quyết định”, Noonan nói.

Nguồn tham khảo: “Busting Myths About Mental Illness” August 11, 2016.

Link bài gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

*** Rối loạn tâm lý là bệnh khá phổ biến, nếu không được hỗ trợ điều trị hoặc kiểm soát có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm lý.

Biên dịch: Trần Minh Nguyệt - Hiệu đính: Dahlia Nguyen

Theo Beautifulmindvn.com

- 16-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít…

  • Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực này là một phần của trầm cảm và chưa phản ánh đúng thực tế.

  • Phần lớn các kiến thức bạn có được về các rối loạn tâm lý đến từ những tờ báo bạn đọc, những chương trình truyền hình bạn theo dõi và những bộ phim bạn xem. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chủ yếu của công chúng về các dạng rối loạn như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và trầm cảm. 

  • Trầm cảm là một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây ra nhiều bệnh tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm về trầm cảm vẫn còn tồn tại. Những người mắc trầm cảm thường phải đối mặt với nhiều thành kiến gắn liền với các rối loạn tâm lý. Để đấu tranh với những thành kiến này, quan trọng nhất là phải biết được những sự thật về trầm cảm.

  • Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái. Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa

  • Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.