Acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái. Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa

Acid folic, còn gọi là vitamin B9 hay folate, là vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt góp phần tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt.

và đây cũng là một trong những thành tựu của ngành Y học!

Bệnh tự kỷ gây rối loạn trong giao tiếp

Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái.

Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ. Theo kết quả khảo sát của Opinion Way thì năm 2012 có 37% người Pháp cho rằng đây là một bệnh tâm lý hoặc tâm thần ... Trên thực tế đây là căn bệnh thần kinh và theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đây là rối loạn phát triển sớm và nghiêm trọng ở trẻ. Cụ thể, tự kỷ là một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và có những rối loạn trong giao tiếp, rối loạn hành vi và đặc biệt trong quan hệ xã hội.

Acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Một số thực phẩm giàu acid folic nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ gồm trứng, đu đủ, chuối, cam, rau xanh, gạo, đậu xanh,...

Bổ sung acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu trẻ Arkansas (Arkansas Children's Research Institute) - Mỹ nhận thấy rằng việc bổ sung acid folic có thể giúp trẻ em mắc chứng tự kỷ giao tiếp tốt hơn. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát 47 trẻ với rối loạn phổ tự kỷ, tuổi trung bình là 7 tuổi rưỡi, 80% là trẻ trai và được chia thành 2 nhóm. Trong 12 tuần, ở nhóm 1 các trẻ được bổ sung acid folic (50 mg tối đa mỗi ngày) trong khi nhóm 2 dùng giả dược. Kết quả sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ được bổ sung acid folic có thể cải thiện đáng kể về khả năng giao tiếp hơn những trẻ khác, đặc biệt có sự tiến bộ về ngôn ngữ.

Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí chuyên ngành tâm thần học phân tử Molecular Psychiatry.

Acid folic-tên khoa học là vitamin B9. Vitamin này còn gọi là 'folate' và đây là vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt góp phần vào sự tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt, tham gia vào quá trình hình sẹo của vết thương. Theo một vài nghiên cứu cho thấy vitamin này có thể làm giảm huyết áp, tăng cường tác dụng thuốc chống trầm cảm và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức…

Nếu có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, ngoài ra vitamin này có trong gan heo, thịt bê, thịt cừu, rau bina, măng tây, hạt lanh ... Liều dùng khuyến nghị là 200 µg mỗi ngày cho trẻ em từ 4-8 tuổi.

- 24-03-2021 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn ăn uống là một nhóm các vấn đề nghiêm trọng, trong đó mối bận tâm thường tập trung vào thực phẩm và cân nặng. Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

  • Người mắc ám ảnh sợ xã hội có những hành động cực đoan để tránh không tiếp xúc với bất kỳ ai. Những đặc điểm nổi bật của chứng sợ xã hội bao gồm nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt hay xấu hổ xảy ra.

  • Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. 

  • Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao… biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

  • Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.

  • Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “ tự thân”. Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.