Sơ cứu Vết bỏng do hóa chất

Các vết bỏng hoá chất có thể do nhiều chất gây ra, ví dụ như axit mạnh, chất thông cống (dung dịch kiềm), sơn dầu và xăng. Thông thường, bạn ý thức được tại sao mình bị bỏng. Nhưng đôi khi bạn không thể nhận ra ngay vết bỏng do hóa chất nhẹ gây ra. Giống với cháy nắng, vết bỏng có thể đau và đỏ rát sau vài giờ tiếp xúc.
Sơ cứu Vết bỏng do hóa chất
(Hình minh họa)

Nếu bạn ngay lập tức nhận ra đây là bỏng hóa chất:

  • Loại bỏ các hóa chất gây bỏng. Mang găng tay, sử dụng khăn hoặc vật dụng thích hợp khác, chẳng hạn như bàn chải để phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da.
  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị dính hóa chất để tránh bị bỏng thêm.
  • Rửa vết bỏng ngay lập tức. Để vết bỏng dưới vòi nước mát đang chảy trong 10 phút hoặc lâu hơn. Bạn cũng có thể để vết bỏng dưới vòi hoa sen. Cẩn thận không để hóa chất bắn vào mắt.
  • Băng nhẹ và lỏng vết bỏng bằng băng hoặc gạc y tế.
  • Nếu cần, hãy dùng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB,...), naproxen sodium (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol,...).
  • Chích ngừa uốn ván: Hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm nhắc lại mũi uốn ván. Các bác sĩ khuyên cứ 10 năm nên tiêm nhắc lại uốn ván một lần.
Sơ cứu Vết bỏng do hóa chất
(Hình minh họa)

Nếu bạn có nguy cơ bỏng hóa chất:

  • Không để quần áo hoặc trang sức bị dính hóa chất tiếp xúc với da.
  • Rửa vết bỏng nếu bạn nghĩ vẫn còn hóa chất trên da.
  • Băng nhẹ và lỏng vết bỏng bằng băng hoặc gạc y tế.
  • Nếu cần, hãy dùng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB,...), naproxen sodium (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol, ...).
  • Tiêm phòng uốn ván: Hãy chắc chắn bạn đã tiêm nhắc lại mũi uốn ván.

Khi nào cần gặp bác sĩ:

  • Khi có dấu hiệu sốc, như ngất xỉu, da nhợt nhạt hoặc khó thở.
  • Vết bỏng sâu qua lớp da đầu tiên và đường kính vết bỏng khoảng 8cm.
  • Vết bỏng bao quanh các chi hoặc ảnh hưởng đến mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông, hay khớp lớn.
Nếu không rõ hóa chất đó độc hay không, hãy gọi cho trung tâm kiểm soát chất độc. Nếu bạn đến gặp bác sĩ, nhớ cầm theo lọ hóa chất hoặc nhãn mác hóa chất đó đến bệnh viện.


(Nguồn: Mayo Clinic)

- 28-05-2018 -