Sơ cứu Vết bầm

Vết bầm (vết thâm tím) hình thành khi có sự tác động làm vỡ các mạch máu gần bề mặt da, khiến một lượng máu nhỏ rỉ vào bên trong lớp mô dưới da. Lượng máu bị ứ lại này có thể gây ra vết bầm, ban đầu vết này có màu xanh đen và sau đó sẽ chuyển dần màu sắc khi vết bầm lành lại.
Nếu da không bị rách, bạn không cần băng gạc, nhưng bạn có thể giúp vết bầm mau tan bằng các phương pháp đơn giản sau:
  • Kê chân có vết bầm tím lên cao để giúp lưu thông máu dễ dàng và giảm sưng
  • Chườm túi đá hoặc vải đã được nhúng nước lạnh lên vùng da bị bầm trong 10 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày, trong vòng một đến hai ngày sau chấn thương nếu cần.
Sơ cứu Vết bầm
  • Cân nhắc khi sử dụng acetaminophen (Tylenol,..) để giảm đau, hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, ...) để giảm đau và sưng.
Gọi cho bác nếu:
  • Sưng đau vùng bị bầm tím.
  • Vẫn còn đau sau ba ngày bị va chạm hoặc chấn thương nhẹ.
  • Các vết bầm lớn hoặc gây đau đớn xảy ra thường xuyên, đặc biệt nếu vết bầm xuất hiện trên thân, lưng, mặt, hoặc xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
  • Dễ bị bầm và có tiền sử chảy nhiều máu, chẳng hạn như trong quá trình phẫu thuật.
  • Có khối u (khối tụ máu) xuất hiện phía trên vết bầm tím.
  • Vết bầm kèm theo chảy máu bất thường ở mũi, nướu, trong nước tiểu hoặc phân.
  • Bất ngờ xuất hiện vết bầm mà không rõ lý do dù trước đây chưa từng bị.
  • Có tiền sử gia đình dễ bị bầm hoặc chảy máu.
Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn đông máu hoặc bệnh liên quan đến máu.


(Nguồn: Mayo Clinic)

- 28-05-2018 -