Sơ cứu khi bị rắn cắn

Ở Việt Nam có khoảng 135 loài rắn, trong đó rắn độc có khoảng 32 loài (chiếm 25%). Rắn độc có 2 họ, đó là rắn hổ và rắn lục.
Nếu bị rắn độc cắn, hãy gọi ngay 115 hoặc đến bệnh viện gần nhà ngay lập tức, đặc biệt là khi khu vực bị cắn thay đổi màu sắc, bắt đầu sưng hoặc đau đớn.
Trước khi có thể đến bệnh viện, bạn nên thực hiện một vài bước sơ cứu dưới đây:
  • Giữ bình tĩnh và giữ khoảng cách thật xa với con rắn
  • Tháo bỏ đồ trang sức và quần áo chật trước khi nơi bị cắn bắt đầu sưng lên
  • Giữ yên cơ thể, và nếu được, hãy cố gắng để vùng bị cắn ngang bằng hoặc thấp hơn so với tim.
  • Làm sạch vết thương, nhưng tuyệt đối không rửa bằng nước. Tốt nhất nên che vết thương bằng một miếng vải sạch và khô.
Cẩn thận:
  • Không sử dụng băng garo (vải su) hoặc chườm đá.
  • Đừng rạch vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc.
  • Không uống cà phê hoặc rượu, vì chúng có thể làm tăng tốc độ cơ thể hấp thụ nọc độc.
  • Đừng cố bắt rắn, thay vào đó hãy cố gắng nhớ màu sắc và hình dáng của nó để bạn có thể mô tả lại cho bác sĩ, điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.


(Nguồn: Mayo Clinic)

- 28-05-2018 -