Sơ cứu Phồng rộp da

Nếu vết rộp không khiến bạn cảm thấy quá đau, thì cố gắng đừng đụng vào nó. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dùng băng cá nhân để băng vết thương. Nếu bạn dị ứng với chất keo được sử dụng ở một số băng dính, hãy thay thế bằng băng giấy.
Đến bệnh viện nếu vết thương gây đau, cản trở việc đi lại hoặc cử động tay. Tham khảo các biện pháp tự chăm sóc sau nếu không thể đến bệnh viện.

Cách chăm sóc tại nhà


  • Rửa sạch tay và vết phồng rộp bằng xà phòng và nước ấm.
  • Dùng tăm bông làm sạch vết phồng rộp với iodine.
  • Khử trùng một cây kim nhọn và sạch bằng cồn sát khuẩn. Dùng kim để chọc thủng vết phồng rộp. Cẩn thận chọc kim vào một bên của vết phồng để chất dịch chảy ra, nhưng vẫn giữ lớp da phía trên nguyên vẹn.

Sơ cứu phồng rộp da
(Nguồn: Wikihow)

  • Bôi thuốc mỡ (Vaseline, Plastibase,...) lên vết rộp da và băng lại bằng băng gạc không dính. Nếu bạn bị nổi mẩn đỏ, ngừng sử dụng thuốc mỡ.
  • Thay băng mỗi ngày. Bôi thêm thuốc mỡ và thay miếng băng khác.

Cách phòng ngừa


Để tránh làm cho vết rộp bị cọ xát, hãy mang giày vừa với chân. Mang vớ hút ẩm cũng giúp cải thiện tình trạng. Hãy thử các loại vớ, giày dép và đế lót giày khác nhau được thiết kế đặc biệt giúp giảm bớt phồng rộp da. Bạn cũng có thể lót vào bên trong giày một miếng đệm chuyên dụng để giảm tình trạng cọ xát; hoặc làm sạch bụi bên trong vớ bằng phấn rôm em bé. Đồng thời, bạn nên sử dụng găng tay để tránh tình trạng phồng rộp da bàn tay.


(Nguồn: Mayo Clinic)

- 28-05-2018 -