Dị Vật - Hóc Dị Vật

Thursday, 31/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn và kết luận từ chuyên gia y tế, hướng dẫn điều trị khẩn cấp hoặc quy trình đào tạo sơ cứu chính thức. Không sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc xây dựng kế hoạch điều trị cho bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nào mà chưa tham vấn trực tiếp với chuyên gia y tế. Nếu bạn đang ở trong một tình trạng y tế khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế ngay lập tức.

Nghẹt thở xảy ra khi có dị vật mắc kẹt trong cổ họng hoặc khí quản làm cản trở luồng không khí. Ở người lớn, thức ăn thường là nguyên nhân gây hóc. Trẻ nhỏ thường mắc nghẹn những đồ vật nhỏ. Nghẹt thở do hóc có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì hóc sẽ cắt đứt nguồn oxy lên não. Sơ cứu càng nhanh càng tốt nếu bạn hoặc người xung quanh bị hóc.

Dưới đây là những dấu hiệu nghẹt thở cần theo dõi:

  • Một hoặc cả hai tay nắm chặt cổ họng
  • Ánh mắt hoảng loạn, sốc hoặc bối rối
  • Không thể nói chuyện
  • Hơi thở căng thẳng hoặc ồn ào
  • Âm thanh cót két khi cố gắng thở
  • Ho yếu hoặc ho mạnh
  • Da, môi và móng chuyển sang màu xanh hoặc xám
  • Mất ý thức

Nếu người bị hóc có thể ho mạnh, hãy để người đó tiếp tục ho.

Ho có thể loại bỏ dị vật mắc kẹt một cách tự nhiên, bằng cách ho mạnh.

Nếu một người không thể ho, nói chuyện, khóc hoặc cười mạnh, hãy sơ cứu

Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyến nghị các bước sau:

  • Vỗ năm cú đánh vào lưng. Đứng sang một bên và ngay phía sau một người lớn đang bị hóc. Đối với trẻ em, quỳ gối xuống từ phía sau. Đặt cánh tay qua ngực của người đó để đỡ cơ thể họ. Cúi khom người qua eo để mặt hướng xuống đất. Nện năm lần vào giữa hai xương bả vai của người đó bằng gót bàn tay của bạn.
  • Ép bụng năm lần. Nếu các cú đấm vào lưng không gỡ bỏ được dị vật mắc kẹt, hãy thực hiện năm lần ép bụng, cách này còn được gọi là thủ thuật Heimlich.
  • Luân phiên thực hiện năm cú đánh và năm cú ép cho đến khi dị vật được đánh bật ra.

Một số nguồn chỉ hướng dẫn ép bụng. Bạn có thể không cần sử dụng các đòn vỗ sau lưng nếu bạn chưa học được kỹ thuật này. Cả hai cách tiếp cận đều phù hợp để thực hiện trên người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Ép bụng cho người khác

  • Đứng phía sau người đó. Đối với một đứa trẻ, quỳ gối xuống phía sau. Đặt một chân trước chân còn lại một chút, để giữ thăng bằng. Vòng tay quanh eo. Nghiêng người về phía trước một chút.
  • Nắm tay bằng tay còn lại. Đặt nắm tay ngay phía trên rốn của người đó.
  • Siết chặt nắm tay bằng tay còn lại. Ép mạnh vào bụng, với một lực nhanh và hướng lên — như thể đang cố nhấc người đó lên. Đối với trẻ em, dùng lực nhẹ nhàng hơn nhưng chắc chắn để tránh làm tổn thương các cơ quan nội tạng của trẻ.
  • Ép bụng năm lần. Kiểm tra xem dị vật đã được gỡ bỏ chưa. Lặp lại nếu cần thiết.

Nếu bạn là người duy nhất ở đó, trước tiên hãy vỗ lưng và ép bụng. Sau đó gọi cấp cứu để được trợ giúp. Nếu có thêm người khác cùng ở đó, hãy nhờ người ấy gọi cấp cứu trong khi bạn sơ cứu.

Nếu người bệnh nhân bất tỉnh, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) tiêu chuẩn bằng cách ép ngực và hà hơi thổi ngạt.

Nếu người đó đang mang thai hoặc nếu bạn không thể vòng tay qua bụng, hãy ấn vào ngực

  • Đặt tay của bạn ở dưới xương ức, ngay phía trên điểm nối của các xương sườn thấp nhất.
  • Ép mạnh vào ngực với một lực đẩy nhanh. Đây là hành động tương tự như thủ thuật Heimlich.
  • Lặp lại cho đến khi dị vật được lấy ra khỏi đường thở.

Thông đường thở cho người bất tỉnh

  • Hạ người xuống sàn, lưng đặt trên sàn và hai tay để sang hai bên.
  • Khai thông đường thở. Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật, hãy cẩn thận cho một ngón tay vào miệng để móc dị vật ra. Không bao giờ thò ngón tay vào nếu bạn không thể nhìn thấy dị vật vì làm thế dẫn đến nguy cơ đẩy dị vật đi vào sâu hơn trong đường thở. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người đó vẫn không có phản xạ. Nếu đường thở vẫn bị tắc nghẽn, hãy sử dụng các biện pháp ép ngực như cách được sử dụng trong CPR để loại bỏ dị vật bị mắc kẹt. Chỉ thực hiện hai hơi thở sơ cứu trong mỗi chu kỳ. Kiểm tra lại miệng thường xuyên để tìm kiếm dị vật.

Thông đường thở cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị hóc

  • Ngồi và giữ trẻ úp mặt trên cánh tay của bạn. Đặt cẳng tay bạn trên đùi. Giữ tay ở cằm và hàm của trẻ sơ sinh để đỡ đầu cho trẻ. Đặt đầu trẻ thấp hơn phần thân.
  • Vỗ lưng trẻ sơ sinh bằng lực nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, năm lần vào giữa lưng. Sử dụng gót bàn tay để vỗ. Hướng các ngón tay của bạn cong chỉa lên trên trần nhà, để tránh không bị đập vào sau đầu trẻ sơ sinh. Trọng lực và sức mạnh vỗ từ phía sau lưng sẽ giúp giải phóng sự tắc nghẽn do hóc.
  • Lật ngửa trẻ sơ sinh trên mặt phẳng (hoặc cẳng tay của bạn) nếu chưa thấy trẻ bắt đầu thở. Đặt cánh tay trên đùi để làm điểm tựa nếu không đặt trẻ trên mặt phẳng. Đặt đầu trẻ sơ sinh thấp hơn phần thân.
  • Dùng các ngón tay ấn vào ngực năm lần nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Đặt hai ngón tay ngay bên dưới đường núm vú. Nhấn xuống khoảng 3-4cm. Để ngực nhô lên giữa mỗi lần ép.
  • Lặp lại động tác đập lưng và ép ngực nếu trẻ không thở. Gọi cấp cứu.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh nếu đường thở thông thoáng nhưng trẻ thấy trẻ chưa bắt đầu thở.

Nếu bạn đang ở một mình và bị hóc

Gọi cấp cứu hoặc số cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, tự ấn bụng, còn được gọi là thủ thuật Heimlich, để lấy dị vật ra.

  • Đặt một nắm tay phía trên rốn của bạn một chút.
  • Nắm chặt nắm tay của bạn bằng tay kia.
  • Cúi người trên một bề mặt cứng. Một quầy bar hoặc ghế có lưng tựa.
  • Đẩy nắm tay của bạn vào trong và hướng lên trên.

Để tự chuẩn bị cho những tình huống này, hãy học kỹ thuật Heimlich và CPR trong khóa đào tạo sơ cứu của các trung tâm đạt tiêu chuẩn.

Biên dịch bởi Wellcare (Nguồn: Mayo Clinic) - 11-11-2022

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved