Hội chứng rối loạn trí nhớ ở người cao tuổi

Bộ não con người gồm 15-20 tỷ tế bào thần kinh (neuron) nằm trong hộp sọ. Hàng ngày thu phát hàng triệu tín hiệu của cuộc … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Wednesday, 07/02/2018

Bộ não con người gồm 15-20 tỷ tế bào thần kinh (neuron) nằm trong hộp sọ. Hàng ngày thu phát hàng triệu tín hiệu của cuộc sống, xử lý chính xác mọi thông tin ở trong và ngoài cơ thể.

Từ 20-30 tuổi trở đi, dù không có sự cố gì , mỗi ngày cũng mất đi từ 3 đến 5 vạn neuron. Nếu có bệnh tật hoặc không biết bảo vệ bộ não bằng một lối sống lành mạnh, một nhịp sống hợp lý thì số lượng neuron còn mất đi nhiều hơn.

Xơ vữa động mạch não

Mặt khác não cũng giống như mọi cơ quan khác của cơ thể đều cần được đủ máu nuôi dưỡng, nhưng khi ta có tuổi, các động mạch nuôi não đều bị xơ cứng, lượng máu đến não giảm đi, số neuron hao hụt ngày càng nhiều hơn. Vì vậy đến một tuổi nào đó sẽ xuất hiện những biểu hiện sa sút về tinh thần, mà phổ biến nhất là rối loạn trí nhớ. Đó là một trong những biểu hiện sớm nhất và chủ yếu nhất của xơ vữa động mạch não.

Đặc điểm rối loạn trí nhớ của người bị xơ vữa động mạch não là tính dao động và xu hướng luôn thay đổi. Dễ nhận thấy là một thời điểm nào đó, bệnh nhân quên hẳn tên một người hay một vật mà lúc bình thường họ rất nhớ không thể nào quên được, vì đó là những người rất quen, những vật vốn gặp hàng ngày. Cũng có những bệnh nhân vẫn nhớ rất kỹ từng việc nhưng không còn khả năng sắp xếp lại trật tự cho thích hợp với không gian và thời gian, nên suy nghĩ nói năng lộn xộn giữa việc trước việc sau, việc này việc khác, khiến cho việc theo dõi ý của họ định trình bày rất khó khăn. Bệnh nhân cũng hay nói đi nói lại một ý mà họ tưởng là mới nói lần đầu. Có những việc họ quên rất bất ngờ, xen kẽ với những việc họ rất nhớ làm mọi người phải kinh ngạc như: Vừa ăn cơm song lại bảo chưa ăn hoặc chưa ăn lại bảo là ăn rồi… Hiển nhiên tình trạng trí nhớ như vậy không thể phù hợp với lao động trí óc, đòi hỏi tính liên tục, sự tích lũy kiến thức và tinh thần lao động bền bỉ. Phòng ngừa và hạn chế rối loạn trí nhớ 1. Có lối sống ngăn nắp, tự chủ, điều độ, giờ nào việc nấy, không sống buông thả, tập cho mình thói quen ngay từ khi còn trẻ đừng để não phải làm việc quá tải, nhưng cũng không được để cho não lười hoạt động. Vì nếu trí óc không làm việc gì cả sẽ mau bị suy yếu. 2. Luôn lạc quan yêu đời, tránh những cảm xúc, lo âu, bồn chồn, tức giận… Đồng thời phải tăng thêm các cảm xúc dương tính như vui vẻ, rộng lượng, vị tha, yêu cái đẹp, cái tốt, cái đúng… hạn chế tối đa nỗi cô đơn trong cuộc sống. 3. Thường xuyên dùng các chất chống oxy hóa trong ăn uống nhất là các loại rau và trái cây, là những loại thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, hành tây… giàu vitamin C như các loại quả bưởi, chanh, cam, quýt và nhiều loại rau… giàu bêta như gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… giàu selen như tỏi ta, tôm đồng, ngô vàng, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng… Ngoài ra sử dụng dầu thực vật giàu acid béo không no như dầu đậu tương, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… Đây là loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa dồi dào, hạn chế tác hại của các gốc tự do, hạn chế quá trình già hóa của tế bào nhất là tế bào não. Đối với nước cũng rất quan trọng, phải uống đủ nước nhất là sáng và trưa, người cao tuổi thường không uống đủ nước theo nhu cầu. Cơ thể thiếu nước sẽ gây nhiều rối loạn trong đó có rối loạn huyết động ở vi tuần hoàn gây hậu quả làm giảm hoạt động của não. 4. Việc sử dụng thuốc cũng cần thiết như thuốc để tăng oxy não như duxil, thuốc cải thiện tuần hoàn não như: Stugeron, cavinton, pervincamin… thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh như: Geronvital, piracetam… tất nhiên việc sử dụng thuốc phải theo đơn của bác sĩ.

Theo Cuocsongviet.com.vn

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved