Viên thuốc hạt dưa Dexamethason: Công dụng và tác dụng phụ khôn lường

Dexamethason (hay gọi tắt là thuốc đề-xa) là một trong những nội tiết tố (hormon) do vỏ nang thượng thận tiết ra, có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid. Dexamethason là thuốc corticoid nên dù dùng ở dạng nào đều được đào thải qua niêm mạc dạ dày, vì vậy, thuốc rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây chảy máu

Dexamethasone là gì?

Dexamethason (hay gọi tắt là thuốc đề-xa) là một trong những nội tiết tố (hormon) do vỏ nang thượng thận tiết ra, có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid. Ðến nay người ta đã tổng hợp được rất nhiều nhóm thuốc corticoid (hydrocortison, prednison, betamethason, dexamethason,...)

Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa” vì thuốc có dạng viên hình hạt dưa), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…

Các corticoid được phân loại phụ thuộc vào thời gian tác dụng. Loại tức thời gồm cortisol, hydrocortison, prednison. Tác dụng trung bình gồm prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon. Tác dụng kéo dài gồm dexamethazon, betamethazon.

Dexamethason là thuốc corticoid nên dù dùng ở dạng nào đều được đào thải qua niêm mạc dạ dày, vì vậy, thuốc rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây chảy máu

Trong nhi khoa, corticoid được sử dụng trong mộtsố bệnh lí: Hen phế quản, các bệnh về máu liên quan miễn dịch (ITP, suy tủy, HLH...), bệnh cầu thận (hội chứng thận hư, viêm cầu thận...), bệnh hệ thống (Lupus, viêm khớp thiếu niên) và một số chứng dị ứng khác.

Tác dụng của thuốc Dexamethasone

Thuốc Dexamethasone để điều trị viêm với bất kể nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn) và Dexamethasonecũng đã trị được nhiều loại bệnh về khớp (viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, chấn thương khớp) hoặc điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại hoặc trị các bệnh gây dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng, hen suyễn).

Ngoài ra, thuốc Dexamethasone còn dùng để điều trị bệnh tự miễn. Chính vì vậy, nhiều người hiểu nhầm Dexamethasone là thuốc chữa được bách bệnh, nhưng thực chất không phải vậy. Nếu lạm dụng nó thì hậu quả sẽ không lường trước được và trong điều trị cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn xảy ra.

Tác dụng phụ của Dexamethasone 

Có rất nhiều tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Dexamethason nhưng thường gặp nhất là phù, tăng cân do thuốc có tác dụng tăng hấp thu canxi, giữ nước trong tế bào.

(Ảnh minh họa)

Phù chân do sử dụng Dexamethasone không đúng cách. (Ảnh minh họa)

Một điều đáng lưu ý là thuốc corticoid (có đề-xa) dù dùng ở dạng nào (bôi ngoài da, xịt, tiêm, uống) đều được đào thải qua niêm mạc dạ dày, vì vậy, thuốc rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây chảy máu (có thể ri rỉ, có thể ồ ạt cho nên nhiều trường hợp chảy máu dạ dày phải cấp cứu). Tác dụng phụ của thuốc Dexamethason còn có thể làm da xơ teo, mụn nổi nhiều hơn (dùng kem bôi da trị mụn có corticoid) hoặc một số trường hợp bị đục thủy tinh thể do dùng thuốc nhỏ mắt (nhầm tưởng là thuốc rửa trong mắt, giúp mắt sáng).

Một số trường hợp dùng thuốc Dexamethason có thể làm tăng huyết áp, nhất là ở người đang bị tăng huyết áp hoặc làm gia tăng sự đông máu có thể gây nghẽn mạch. Một số trường hợp lạm dụng có thể làm chậm liền sẹo vết thương hoặc lao tiến triển (đang bị lao tiến triển không dùng cortisone vì sẽ làm bệnh trầm trọng thêm).

Ngoài ra, thuốc đề-xa còn có thể làm teo cơ nếu dùng kéo dài, làm loãng xương, xốp xương gây tai biến về xương (gãy, nứt, rạn, biến dạng xương) hoặc làm tăng mỡ máu.

Lưu ý: không dùng Dexamethason khi có các tình trạng bệnh lý sau:

  • Bệnh đục thủy tinh thể;
  • Bệnh suy tim xung huyết;
  • Hội chứng Cushing;
  • Tiểu đường;
  • Tích dịch trong cơ thể;
  • Bệnh tăng nhãn áp;
  • Tăng đường huyết;
  • Tăng huyết áp;
  • Nhiễm trùng (như nhiễm khuẩn, virus, nấm);
  • Tâm trạng thay đổi;
  • Loãng xương;
  • Bệnh dạ dày, đường ruột (viêm loét đại tràng);
  • Lao phổi;
  • Nhiễm trùng do nấm;
  • Nhiễm trùng mắt do herpes simplex...

PGS. TS. TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo Người lao động

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan