Vai trò của Endorphins trong thời kì mãn kinh

Mãn kinh có thể là thời gian biến động nhiều nhất với nhiều phụ nữ. Hầu hết phụ nữ, và thậm chí cả nam giới, đổ lỗi cho … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Tuesday, 06/02/2018

Mãn kinh có thể là thời gian biến động nhiều nhất với nhiều phụ nữ. Hầu hết phụ nữ, và thậm chí cả nam giới, đổ lỗi cho sự thay đổi cân bằng hormone khi có bất kì triệu chứng nào bất thường xảy ra trong giai đoạn này. ĐIều mà nhiều người không nhận ra là sự ảnh hưởng lẫn nhau phức tạp giữa những hormone này với nhiều chất hóa học khác, gây ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ.

Endorphins là gì?

Endorphin là một trong những chất hóa học, chất dẫn truyền thần kinh xuất hiện trong hệ thần kinh và đóng vai trò dẫn truyền thông tin, có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ tâm trạng, giấc ngủ và sự tập trung cho đến khả năng điều chỉnh cân nặng và những chức năng quan trọng khác trong cơ thể.

Endorphins có ít nhất 300 loại khác nhau, là chất dẫn truyền thần kinh xuất hiện tự nhiên trong não bộ và có liên quan tới sự vui vẻ, sự thỏa mãn và khỏe mạnh.

Sự giải phóng endorphins được kích thích bởi nhiều tình huống khác nhau, từ đau đến tập luyện. Thậm chí ăn những thức ăn nhất định như sô cô la hoặc ớt cay cũng có thể kích thích bài tiết endorphins. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người thích ăn sô cô la trong thời gian căng thẳng.

Endorphins tương tác với những thụ thể opiate trong não để điều chỉnh cảm giác đau, tương tự như thuốc giảm đau như morphine và codein. Sự tiết endorphins cũng kích thích trạng thái hưng phấn, kiểm soát cảm giác thèm ăn và đóng vai trò trong cân bằng hormone sinh dục cũng như sự miễn dịch.

Endorphins và mãn kinh

Trong thời kì mãn kinh, khi giảm nồng độ estrogen và progesterone dẫn đến giai đoạn mất cân bằng và cuối cùng tắt kinh, những thay đổi trong cân bằng hormone có thể các triệu chứng khó chịu với nhiều phụ nữ.

Bao gồm:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Tăng cân
  • Thay đổi tâm trạng
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm/ lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Dễ bị kích động

Cũng giống như estrogen và progesterone, endorphins được cho là có vai trò quan trọng trong nhiều triệu chứng ở trên. Những nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ endorphins thấp hơn những phụ nữ đang còn kinh và endorphins giảm ngay sau cơn bốc hỏa trong người sau đó tăng ổn định trong 15 phút tiếp sau.

Tăng endorphins qua tập thể dục

Nhiều người nghe về runner's high, là khi vận động viên chạy đường dài có cảm giác sảng khoái dễ chịu, lâng lâng. Hiện tượng này có thể được giải thích một phần bởi endorphine được giải phóng khi tập luyện thể thao.

Tập luyện hiếu khí được biết đến là kích thích sự giải phóng endorphins, và đó được coi một cách để làm giảm ảnh hưởng cũng như mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng thời kì mãn kinh. Hoạt động thể lực đã được chứng minh là góp phần nâng cao lối sống lành mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và dự phòng bệnh tật. Ngoài ra, hoạt động thể lực cũng giúp cân bằng hormone qua việc giải phóng endorphins, do đó có ảnh hưởng tích cực đến triệu chứng thời kì mãn kinh.

Đặc biệt, tập luyện làm tăng nhịp tim, kích thích giải phóng endorphin cũng như cải thiện tuần hoàn và oxy đến toàn bộ cơ thể. Trên thực tế, mối quan hệ giữa tập luyện và giải phóng endorphin khiến nhiều nhà nghiên cứu điều tra nghiên cứu tập thể dục như một cách điều trị bệnh nhân có trầm cảm.

Những hoạt động kích thích tiết endorphin khác

Một số nghiên cứu cho thấy châm cứu, mát xa và thuốc có thể hiệu quả trong kích thích tiết endorphin, và tình dục cũng được cho là cơ chế kích thích tiết endorphin.

Tham khảo thêm bài viết Teo âm đạo sau mãn kinh

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo VerywellViện y học ứng dụng Việt Nam

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved