Thời điểm cho bé ăn dặm

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm thích hợp nhất là bé đủ 6 tháng. Quan trọng nhất là bé phải đạt được các cột mốc phát triển với 3 tiêu chuẩn quan trọng như ngồi được khi có hỗ trợ; đầu và cổ giữ thăng bằng được; mất phản xạ đẩy lưỡi...

Thời điểm bắt đầu ăn dặm

Đủ 6 tháng. Quan trọng nhất là bé phải đạt được các cột mốc phát triển:

3 tiêu chuẩn quan trọng:

  • Ngồi được khi có hỗ trợ (như hình hay bé có thể ngồi tựa vào lòng mẹ).
  • Đầu và cổ giữ thăng bằng được.
  • Mất phản xạ đẩy lưỡi, có khả năng nuốt thức ăn. (Phản xạ đẩy lưỡi: dù thực phẩm dạng lỏng hay đặc, bé sẽ dùng lưỡi đẩy ra để bảo vệ đường hô hấp).

Tiêu chuẩn ít quan trọng hơn:

  • Sẵn sàng khám phá những kết cấu khác nhau của các loại thực phẩm, biểu hiện: bỏ đủ thứ đồ chơi vào miệng để khám phá.
  • Khả năng mong muốn được ăn: nhào về trước khi được cho ăn và biết từ chối: quay đầu đi chỗ khác khi no.

Thời điểm cho bé ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Mốc kỹ năng cần nhớ khi ăn dặm

  • 8 - 10 tháng: bé có thể ăn bốc một cách độc lập, cần tạo điều kiện cho bé ngồi độc lập, tập bốc nhón, thả thức ăn, tập nhai (dù chưa có răng, bé nhai bằng lợi) và nuốt.
  • 12 tháng: bé có thể cầm bốc thức ăn nhỏ hơn, chỉ bằng 2 ngón.

Nguy cơ khi ăn dặm quá sớm

  • Kỹ năng nuốt chưa có, bé khó nuốt, khó hợp tác, đùn đẩy thức ăn ra ngoài, và cũng dễ sặc thức ăn vào phổi (nhất là tư thế cho ăn nằm).
  • Giảm lượng sữa của bé bú, thay vào đó là thức ăn dặm. Thức ăn dặm bé hấp thu chưa tốt, mà năng lượng từ sữa bị giảm đi, bé có nguy cơ không được cung cấp đủ năng lượng.
  • Tăng nguy cơ béo phì (không phải tất cả các bé đều có nguy cơ), chàm.

Nguy cơ khi ăn dặm quá trễ

  • Giảm phát triển do không đủ năng lượng.
  • Nguy cơ chậm phát triển các kỹ năng.
  • Nguy cơ thiếu sắt.
  • Bé khó hợp tác hay thậm chí “ác cảm” với thức ăn.

Xem thêm: 

>>> Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú

>>> Chế độ ăn uống để có chất béo trong sữa mẹ tốt nhất

Tài liệu tham khảo:

1. Age at the introduction of solid foods during the first year and allergic sensitization at age 5 years. Nwaru BI, Erkkola M, Ahonen S, Kaila M, Haapala AM, Kronberg-KippiläC, Salmelin R, Veijola R, Ilonen J, Simell O, Knip M, Virtanen SM. Pediatrics. 2010;125(1):50.

2. American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition.. Complementary feeding. In: Pediatric Nutrition, 7th, Kleinman RE, Greer FR. (Eds), American Academy of Pediatrics, Elk Grove Village, IL 2014. p.123

3. Appropriate timing for complementary feeding of the breast-fed infant. A review. Underwood BA, Hofvander Y. Acta Paediatr Scand Suppl. 1982;294:1.

4. Eating readiness cues: Introducing supplemental foods. Evan MORRIS S, Pediatric Basics. 1992; 61:2

5. Eiger MS. Feeding of infants and children. In: Primary Pediatric Care, 4th ed, Mosby, St. Louis 2001. p.184

6. Infant feeding. Division of Human Development, University of Missouri Kansas City School of Medicine, Chidren’s Mercy Hospital, USA. Hall RT, Carroll RE, Pediatr Rev. 2000;21(6):191

7. Introduction of solid foods – Part 2. Consequences of early and late timing. Guthie HA. In-Touch. 1998; 15:1.

8 RELearning about dietary variety: The first steps. Kleinman, Pediatric Basics, 1994; 68:2

9. The Critical or sensitive period, with special reference to certain feeding problems in infant and children. Illingworth RS, Lister J. J Pediatr. 1964;65:839.

10. The effect of age of introduction to lumpy solids on foods eaten and reported feeding difficulties at 6 and 15 months. Northstone K, Emmett P, Nethersole F, ALSPAC Study Team. Avon Longitudinal Study of Pregnancy and Childhood.  J Hum Nutr Diet. 2001;14(1):43.

11. Timing of infant feeding in relation to childhood asthma and allergic diseases. Nwaru BI, Takkinen HM, NiemeläO, Kaila M, Erkkola M, Ahonen S, Haapala AM, Kenward MG, Pekkanen J, Lahesmaa R, Kere J, Simell O, Veijola R, Ilonen J, Hyöty H, Knip M, Virtanen SM. J Allergy Clin Immunol. 2013 Jan;131(1):78-86. Epub 2012 Nov 22.

BS Lê Ngọc Anh Thy

Chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC

- 28-05-2018 -