Rụng tóc ở trẻ em có đáng lo?
Bạn lo lắng vì chợt nhận ra em bé đang bị rụng tóc và liệu bé có đang bị bệnh gì hay không? Bạn vẫn nghĩ chỉ người lớn … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Bạn lo lắng vì chợt nhận ra em bé đang bị rụng tóc và liệu bé có đang bị bệnh gì hay không? Bạn vẫn nghĩ chỉ người lớn mới bị rụng tóc. Thực ra không phải như vậy.
Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở trẻ em. Ở trẻ nhỏ, tình trạng xuất hiện những mảng 'hói đầu' khá phổ biến. Trẻ có thể bị những mảng da đầu không có tóc do nằm ngủ cùng một tư thế trong thời gian dài mà không đổi bên hoặc do dụi đầu quá nhiều vào tấm nệm. Đôi khi, trẻ rụng tóc có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
Một số nguyên nhân khác có thể gây rụng tóc ở trẻ em bao gồm:
- Những mảng hói màu đỏ, dễ bong (hoặc đôi khi là những đốm đen nơi tóc bị rụng) có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm nấm da đầu. Đây là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em phổ biến nhất.
- Do những tổn thương cơ học ngoài cơ thể như tết tóc hay cột tóc quá chặt có thể dẫn đến rụng tóc do kéo giãn (traction alopecia).
- Đôi khi trẻ hay bị rụng tóc do thói quen thích vặn, xoắn tóc với lực mạnh. Đây gọi là hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania).
- Nếu mảng hói trên đầu trẻ có dạng hình tròn, trơn nhẵn, trẻ có thể đang bị rụng tóc từng mảng (alopecia areata). Đây là một căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự tấn công các nang lông tóc, làm giảm đáng kể tốc độ mọc của tóc.
- Một số căn bệnh như suy giáp hay suy tuyến yên cũng có thể gây rụng tóc toàn thể, mặc dù khá hiếm gặp.
Một nguyên nhân khác gây thưa tóc trên toàn bộ đầu (không phải rụng từng mảng tóc) là telogen effluvium. Bình thường, tóc có giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ. Giai đoạn phát triển kéo dài trong khoảng 3 năm, trong khi giai đoạn nghỉ trung bình chỉ khoảng 3 tháng (từ 1 – 6 tháng). Trong giai đoạn ngưng nghỉ, tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc ra. Thông thường, chỉ khoảng 5-15% tóc trên da đầu là trải qua giai đoạn nghỉ trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, tình trạng stress, sốt, sự thay đổi về hormone có thể khiến một số lượng lớn tóc cùng bước vào giai đoạn nghỉ cùng một lúc. Khi sự cân bằng bình thường giữa giai đoạn ngưng nghỉ và phát triển của tóc bị phá vỡ, tóc sẽ bị rụng nhiều gây giảm tổng số lượng tóc.
Biện pháp giảm rụng tóc ở trẻ nhỏ
Trường hợp trẻ bị rụng tóc quá nhiều, hãy đưa trẻ đi khám. Bác sỹ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ nếu trẻ bị rụng tóc do nấm da đầu, bác sỹ sẽ kê thuốc chống nấm.
Nếu trẻ bị rụng tóc từng mảng, bác sỹ có thể chỉ định các thuốc để kích thích mọc tóc hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia da liễu để có biện pháp điều trị đặc hiệu hơn. Đôi khi có những trẻ có thể tự khỏi chứng rụng tóc từng mảng mà không cần điều trị.
Nếu trẻ bị rụng tóc do nguyên nhân cơ học, hãy thao tác thật nhẹ nhàng với tóc của trẻ (như không nên buộc tóc quá chặt, tốt nhất là thả tóc tự nhiên) cho đến khi tóc mọc lại). Nên nhớ rằng tóc của trẻ em thì mỏng, mềm và yếu hơn so với tóc của người lớn, do vậy nên để những kiểu tóc tự nhiên và chải tóc cho trẻ thật nhẹ nhàng.)
Trường hợp tư thế ngủ của trẻ là nguyên nhân gây rụng tóc, tình trạng này có thể tự hết khi trẻ lớn hơn và đã có thể tự thay đổi tư thế khi ngủ vào ban đêm.
Nếu một căn bệnh nào đó là nguyên nhân khiến tóc trẻ bị rụng, điều trị khỏi bệnh sẽ giúp tóc có thể mọc lại bình thường.
Hãy lưu ý về thói quen cầm nắm và bứt tóc của trẻ. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu thói quen trên là hậu quả của chứng lo lắng, chán nản hay trầm cảm. Một khi được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ từ bỏ được thói quen xấu này và tóc sẽ mọc lại.
Trong hầu hết các trường hợp, rụng tóc ở trẻ nhỏ chỉ là tạm thời. Do vậy bạn không cần thiết phải lo lắng quá bởi có thể chỉ trong vòng 1 năm sau đó thôi, trẻ sẽ lại có một mái tóc bình thường như bao trẻ khác.
Theo babycenterViện y học ứng dụng Việt Nam