Thai kì khỏe mạnh

Khi nghe tin mình có thai, có thể bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho thai kì chi tiết từng tuần một. Mỗi ngày bạn lại có nhiều câu hỏi hơn để có một thai kì khỏe mạnh. Bạn nên ăn gì? Tập thể dục như thế nào? Nên làm những xét nghiệm nào trước sinh?

Nếu bạn sinh đôi hay sinh ba, bạn thậm chí sẽ còn có nhiều câu hỏi hơn nữa. Ví dụ như: Tăng bao nhiêu cân khi mang thai thì là bình thường? Tránh làm việc trước thời hạn cho phép như thế nào? Cần nghỉ ngơi như thế nào khi ngủ?

Dù câu hỏi của bạn có là gì đi chăng nữa, hiểu cặn kẽ về thai kì cũng như việc mang thai sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và có lợi nhất cho bản thân cũng như con yêu của mình. Bạn càng hiểu biết nhiều bao nhiêu bạn sẽ càng sẵn sáng để đối mặt với những tháng ngày làm mẹ sắp tới bấy nhiêu.

Tìm hiểu về những điều nên và không nên khi ăn uống, những hiểu biết cơ bản về những vấn đề khác như thể dục như thế nào để giảm đau lưng và có thể về việc quan hệ như thế nào thì không ảnh hưởng đến em bé? 

Thai kì khỏe mạnh

Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu là khoảng thời gian thay đổi rất nhanh của mẹ và bé. Đối với bạn, những thay đổi vật lý gặp phải là nhạy cảm hơn ở phần ngực, mệt mỏi và buồn nôn. Cảm xúc của bạn cũng thất thường, lúc kích động, lúc lo lắng.

Với thai nhi, ba tháng đầu là thời gian tăng trưởng và phát triển. Não, cột sống và các bộ phận khác của thai nhi bắt đầu hình thành. Bạn đã có thể nghe thấy tiếng tim của con mình. Ngón tay và ngón chân cũng đã bắt đầu thành hình.

Nếu bạn đang trong 3 tháng đầu thai kỳ, hãy nhớ đi khám thai ít nhất 1 lần, thường là ngay sau khi bạn biết mình có thai để bắt đầu những chăm sóc trước sinh. Bạn sẽ được hướng dẫn để nhận biết những dấu hiệu bình thường cũng như bất thường và cách chăm sóc cho bản thân mình cũng như em bé trong thời kì này. 

Hãy thư giãn và thích nghi với những thay đổi trong thời kỳ này, đặc biệt là khi bạn mang thai lần đầu. Tìm hiểu và hạn chế những khó chịu do những cơn nghén mang lại cho bạ vào khaongr cuối của thời kỳ này.

Ba tháng giữa thai kỳ

Ba tháng thứ hai của thai kì (từ tháng 4 đến tháng 6), bạn có thể thấy khá hơn và khỏe mạnh hơn so với ba tháng đầu. Đây chính là thời điểm tận hưởng cảm giác mang thai!

Suốt ba tháng này, dường như bạn cảm thấy sự hiện diện rõ ràng hơn của thai nhi trong bụng. Những dấu hiệu bên ngoài của việc mang thai cũng trở nên rõ ràng hơn như ngực phát triển, bụng to thấy rõ và thay đổi về da, khuôn mặt.

Với thai nhi, thời kì này đặc trưng bởi sự phát triển khả năng di chuyển, biểu hiện bằng những cử động (máy) trong bụng bạn. Tới tuần thứ 20, bạn đã đi được một nửa chặng đường của thai kỳ rồi đấy!

Bạn cũng nhớ khám thai ít nhất 1 lần trong giai đoạn này và nếu bạn cảm thấy có gì đó không bình thường, hãy đến gặp bác sỹ và đừng e ngại hay xấu hổ để chia sẻ những bất tiện của mình nhé. Đây cũng là thời điểm cần thiết để siêu âm và thực hiện các sàng lọc trước sinh cần thiết theo hướng dẫn của bác sỹ.

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bạn cũng nên cân nhắc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Bạn sẽ cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 phải kết thúc trước ngày sinh của bạn ít nhất 1 tháng. Vì vậy khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ là thời điểm thích hợp để tiêm mũi đầu tiên.

Ba tháng cuối của thai kỳ

Ba tháng này là giai đoạn thử thách cả về thể chất lẫn cảm xúc của bạn. Biểu hiện của thời kì này là bụng bạn to lên từng ngày, đau lưng, sưng mắt cá chân và cảm giác lo lắng cũng tăng theo từng ngày.

Trong ba tháng cuối, con bạn chắc chắn đã mở mắt và tăng cân rất nhanh. Những tuần cuối của thai kỳ, bé có thể tăng 100g cho mỗi tuần. Cùng với tăng trưởng nhanh bé cũng cử động trong bụng thường xuyên hơn, tử sung ngày càng trở nên chật chội và đến cuối thai kỳ, bé bắt đầu xoay đầu hướng xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Khoảng tuần thứ 38, em bé coi như đã có đầy đủ những điều kiện cần thiết để ra đời rồi đấy bạn nhé.

Trong ba tháng này, bạn nên đi khám thường xuyên hơn, có thể là 1 tháng 1 lần để bác sỹ kiểm tra tất cả các điều kiện và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi sinh. Bác sỹ sẽ kiểm tra vị trí của thai nhi, những thay đổi về hình thái và dự kiến chính xác hơn ngày sinh em bé.

 Thai kì khỏe mạnh

Nhưng vấn đề gặp phải khi mang thai

Trong suốt thai kì, sức khỏe thai nhi chắc chắn là mối quan tâm lớn nhất của bạn. Đó là lý do tại sao những trục trặc trong thai kì luôn khiến các bà mẹ sợ đến vậy.

Nếu bạn mắc một bệnh mạn tính như đái tháo đường, động kinh hay huyết áp thấp, bạn phải hiểu được những bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến con bạn và những điều gì cần đối mặt. Bạn cũng có thể cần sự kiểm tra định kì sát sao hơn, hoặc thay đổi chế độ điều trị để tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Mặt khác, những vấn đề như đái tháo đường trong thai kì cũng sẽ làm bạn và em bé gặp nhiều nguy cơ hơn trong suốt thai kỳ cũng như quá trình chuyển dạ và sinh con

Mặc dù có thể những vấn đề này khác khiến bạn lo lắng, băn khoăn, nhưng hãy nhớ rằng có rất nhiều phương pháp chăm sóc phụ nữ mang thai hiệu quả. Hãy đừng ngại ngần hỏi ý kiến, đến khám các bác sỹ để có được tư vấn cũng như phương pháp chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ khỏe mạnh.

Vì tất cả những điều này là dành cho bạn và con yêu của bạn, phải không nào?

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan