Rôm sẩy và hăm tã ở trẻ trong mùa nắng nóng

Trong mùa nóng, nhất là những ngày nhiệt độ tăng cao và ẩm, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhất là ở vùng cổ, ngực, lưng, nếp gấp khuỷu tay, nách, bẹn, mông.

Rôm sẩy và hăm tã ở trẻ trong mùa nắng nóng
Ảnh minh họa

Nhiều nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện cùng lúc ở các vùng này và gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Các mụn này nếu không được chăm sóc đúng cách có thể bị bội nhiễm, trở thành các mụn mủ và từ đó vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nên sốt, ho, tiêu chảy ....

Rôm sẩy thường là những mụn nhỏ màu hồng hay có ở ngực và lưng của trẻ. Những mụn này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và rôm sẩy hay xảy ra khi thời tiết nóng và ẩm. Tuy nhiên, đối với các trẻ được mặc quá nhiều quần áo hay được ủ ấm quá kỹ hoặc khi trẻ bị sốt cũng có thể bị rôm sẩy bất cứ lúc nào . 

Rôm sẩy không nguy hiểm cho trẻ và khi nguyên nhân gây ra được loại trừ thì nó sẽ tự hết.

Chúng ta giúp trẻ bằng cách để da được khô, mát. Nên mặc quần áo bằng vải thoáng, dễ hút nước và có thể để quạt máy trong phòng khi trời nóng để không khí được lưu thông, làm mát nơi trẻ ở .

Nếu rôm sẩy không bớt hoặc trẻ bị khó chịu ngày càng nhiều hơn thì nên đi khám bác sĩ. 

Hăm tả là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :
- Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tả, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy .

- Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu .

- Da quá nhạy cảm . 

Để giúp ngăn ngừa chứng hăm tã nên làm những việc sau đây :

 - Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu .

- Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.

- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.

- Nên xử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.

- Thay tã thường xuyên.

- Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.

- Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .

Các loại kem bôi ngoài da chống hăm tả được dùng như sau :

- Rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch.

- Lau khô da nhẹ nhàng.

- Thoa kem lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.

- Mặc tã cho bé.

Tóm lại, rôm sẩy và hăm tã rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu được chăm sóc tốt chúng sẽ tự hết dễ dàng không gây nguy hại gì cho trẻ . 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Một nghiên cứu mới đây đã cung cấp thêm bằng chứng về tác hại của việc uống quá nhiều đồ ngọt sau khi liên hệ soda và các sản phẩm chứa đường fructose với tăng nguy cơ bệnh gan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ em và vị thành niên tiêu
  • 28-05-2018
    Làm sao để cân bằng dinh dưỡng cho bé trong những ngày Tết mà không mất nhiều thời gian nấu nướng? Đây là sự trăn trở của không ít các bà mẹ. Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng
  • 28-05-2018

    Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chuẩn bị tốt ở giai đoạn khởi đầu này. Bạn cần chuẩn bị về mọi mặt từ vật chất cho đến tinh thần và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng.

  • 28-05-2018
    Hãy sẵn sàng cho một sự tăng trưởng bứt phá! Trong vài tuần tới, em bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể và chiều dài sẽ thêm nhiều cm nữa. Ngay bây giờ, bé có kích thước của 1 quả bơ: dài 11cm (từ đầu đến mông) và nặng gần 100gr. Chân đã dài hơn, đầu
  • 28-05-2018
    Tăng sức đề kháng.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa - có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vào tiết trời chuyển mùa xuân sang hạ,