Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ sau khi vắt khoa học

Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khí vắt/hút sữa là điều quan trọng. Lý do: bàn tay bẩn là điều kiền truyền đi vi rút và vi trùng vào sữa và gây bệnh. Những mẹ vệ sinh tay sạch, thì sữa mẹ ít vi trùng hơn hẳn và protein trong sữa mẹ cũng nhiều hơn hẳn...

Chuẩn bị

Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khí vắt/hút sữa là điều quan trọng.

Lý do: bàn tay bẩn là điều kiền truyền vi rút, vi trùng vào sữa và gây bệnh. Những mẹ vệ sinh tay sạch thì sữa mẹ ít vi trùng hơn và protein trong sữa mẹ cũng nhiều hơn hẳn. (do vi trùng không có sử dụng) (11)

Vệ sinh bình trữ sữa: súc rửa bình thật kỹ bằng nước xà phòng nóng, sau đó úp ngược để ráo khô hoàn toàn. Tiệt trùng những dụng cụ hút sữa theo hướng dẫn.

Các dụng cụ trữ sữa

Để bảo quản sữa mẹ, chúng ta cần có dụng cụ trữ sữa.

Bình trữ sữa

Bình thủy tinh là lựa chọn đầu tiên vì nó ít độc nhất, vệ sinh dễ, tuy nhiên dễ vỡ, tốn diện tích.

Tiếp theo là bình nhựa mềm, hơi đục, bằng polypropylen. Khi mua, trên chai có khi ký hiệu PP (nghĩa là polypropylen), BPA free (không có BPA). Trữ sữa bằng chai nhựa cũng có khuyết điểm là chiếm diện tích.

Bình trữ loại nào thì cũng phải có nắp đậy kín chắc chắn để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường tủ lạnh.

Túi trữ sữa

Túi chuyên dụng trữ sữa mẹ phải có đặc điểm là dày (khó thủng), khóa zip chắc chắn. Túi có lợi thế ít chiếm diện tích, dùng 1 lần, không phải vệ sinh như bình. Bất lợi của nó là tốn kém hơn.

sữa trong bịch copy

Túi trữ sữa chuyên dụng. (Ảnh minh họa)

Không nên dùng các loại túi zip thông thường (trữ thức ăn) để trữ sữa mẹ, vì loại túi này thường mỏng dễ thủng trong quá trình lưu trữ, va chạm, nó cũng đóng không kín, dễ gây rỉ sữa và nhiễm khuẩn.

Lưu ý

  • Sữa chứa trong chai hay túi đều phải chừa trống khoảng 2,5cm ở phía trên để có chỗ cho sự giãn nở của chất lỏng.
  • Ép hết không khí trong túi trước khi khóa túi.
  • Nên chứa mỗi 60 - 120ml cho 1 chai/bịch hay tương đương một cữ bú của bé, để việc rã đông được nhanh chóng, dễ dàng và tránh lãng phí.
  • Không trộn sữa mới vắt vào chung với sữa đang cấp đông hay sữa đang để ngăn mát, vì nhiệt độ sữa cấp đông hay sữa đang để ngăn mát sẽ không còn đủ lạnh.
  • Các cữ sữa vắt được ở những thời điểm khác nhau trong ngày nên được làm lạnh cùng một nhiệt độ rồi trộn chung vào với nhau, sau đó có thể cấp đông như thường.
  • Nên ghi ngày tháng đã vắt lên bình/túi để biết ngày hết hạn.
  • Dựng đứng bình/túi trữ sữa khi đặt vào tủ lạnh.

Thời gian trữ sữa mẹ

Thời gian ghi nhận trong bảng đã được các nghiên cứu đưa ra kết luận. Những con số nhỏ trong dấu () tương ứng với nghiên cứu được dánh số ở phần tài liệu tham khảo.

Tốt nhất nên lấy mốc lý tưởng với điều kiện khí hậu và vệ sinh ở Việt Nam.

Bao Quan Sua Me

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ. (Ảnh minh họa)

Theo lý thuyết của hãng, túi giữa nhiệt kèm đá khô của Medela giữ sữa lạnh trong vòng 12 giờ. Trên thực tế tham khảo các mẹ, có lẽ do xứ của ta là xứ nhiệt đới, nên thời gian giữ lạnh được 6 - 8 tiếng (mùa lạnh có thể được 8 tiếng).

Rã đông sữa mẹ

Rã đông chậm

Cho sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát qua đêm, có thể mất từ 8 - 12 giờ để sữa rã đông hoàn toàn.

Rã đông nhanh

Cho chai/túi sữa chảy dưới vòi nước ấm (loại vòi nước có chế độ nóng lạnh, không dùng nước nóng quá 40 độ).

Cho chai/túi sữa vào một cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau rã đông, cho đến khi rã đông hoàn toàn. Lúc này sữa đã rã đông vẫn còn lạnh.

Có thể cho bé bú ngay khi sữa đang lạnh hoặc hết lạnh mà không cần làm ấm.

Việc làm sữa ấm lên là để giúp sữa có nhiệt độ giống với nhiệt độ khi bé bú mẹ trực tiếp, chứ hoàn toàn không có tác dụng thanh trùng sữa. Chất lượng sữa lúc chưa làm ấm so với lúc đã làm ấm là như nhau.

Làm ấm sữa

Trút sữa đã rã đông vào bình một lượng vừa đủ bé bú, phần còn lại tiếp tục để ngăn mát tủ lạnh.

Cho chai/túi sữa vào một cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau ấm.

Hoặc mình có thể dùng máy hâm sữa, nhiệt độ chuẩn và ổn định, giúp tiết kiệm thời gian do không phải ngồi canh nước nguội thay nước mới.

Khi nhỏ sữa lên mặt trong cẳng tay thấy vừa là nhiệt độ đó có thể cho bé bú.

Cách dùng máy hâm sữa

Cho nước vào đúng vạch máy quy định.

Chỉnh nhiệt độ mong muốn. Các loại máy hâm sữa sẽ có nút vặn để điều chỉnh nhiệt độ đạt mức mong muốn (40 – 70 – 100 độ C). Có máy ghi rõ nhiệt độ, có máy chỉ là các ký hiệu. Các ký hiệu trên máy có thể khác nhau, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết mức độ nào của máy là bao nhiêu độ C.

Để bình sữa vào trong máy, đợi sữa ấm.

* Lưu ý:

  • Không đun sữa trực tiếp trên bếp, rất dễ bị nóng quá nhiệt độ cần thiết.
  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng, sẽ làm mất chất và sữa có những “điểm nóng” gây bỏng miệng bé.
  • Không cấp đông lại sữa đã rã đông.

Sữa mẹ tách lớp

Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, chất béo sẽ tách lên trên như trong hình, điều này hoàn toàn bình thường.

Sau khi làm ấm xong, mẹ dùng thìa khuấy nhẹ cho chất béo tan đều là được.

Sua tach lop 2 copy

Sữa mẹ tách lớp. (Ảnh minh họa)

Sữa mẹ có mùi hôi như xà phòng

Sữa trữ để tủ lạnh sẽ có mùi xà phòng, thường thì sữa sau rã đông có mùi “nặng” hơn sữa để ngăn mát.

Lý do: men lipase trong sữa mẹ bẻ gãy chất béo thành các axit béo. Ở bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ. Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối.

Nếu bé vẫn chịu bú thì mẹ cứ cho bú.  Nhiều bé vẫn chấp nhận “mùi” này.

Nếu bé không chịu bú, mẹ có thể thực hiện như sau:

1. Trộn lẫn sữa đã rã đông với sữa chưa cấp đông theo tỉ lệ 1:1 để bớt mùi rồi cho bé bú.

2. Bé nào vẫn không hợp tác thì tăng tỉ lệ sữa mới vắt nhiều hơn nữa. Khi bé quen, mẹ giảm bớt tỉ lệ sữa mới vắt dần.

3. Nếu bé vẫn không hợp tác thì khử mùi trước cấp đông:

  • Sau khi hút sữa ra, mẹ sẽ đun lửa thật nhỏ trên bếp. Khi sữa bắt đầu nổi bong bóng ở rìa thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông như thường, tuyệt đối không để sữa sôi, sẽ mất hết chất. Cách này giúp giảm mùi rõ rệt. Tuy nhiên, nó vẫn mất một số kháng thể, nhưng không mất hết.
  • Cho bú sữa khử mùi cách này vẫn đủ chất cho bé phát triển, vẫn tốt hơn so với bú sữa công thức. (sữa công thức thì hoàn toàn không có kháng thể).
  • Sữa đã có mùi rồi thì không cách nào khử mùi được nữa.

* Khuyến cáo

Nếu không cần thiết thì hãy hút sữa để ngăn mát và cho con dùng sữa ở ngăn mát, khỏi cấp đông.

Sữa hỏng

Mẹ nên nếm/ngửi qua sữa của mình khi mới vắt, khi để ngăn mát, sau khi rã đông, để biết mùi vị thế nào là bình thường.

Sữa bị hỏng là sữa ngửi mùi và vị không còn giống như khi nếm/ngửi thử, thường thì nó sẽ có mùi hôi khó chịu (không phải mùi như mùi xà phòng) và có vị chua.

Xem thêm:

>>> Kỹ thuật hút sữa bằng máy

>>> Kỹ thuật vắt sữa bằng tay

Tài liệu tham khảo:

1. Ajusi JD, Onyango FE, Mutanda LN, et al. Bacteriology of unheated expressed breastmilk stored at room temperature. East Afr Med J 1989;66:381–387.

2. Evans TJ, Ryley HC, Neale LM, et al. Effect of storage and heat on antimicrobial proteins in human milk. Arch Dis Child 1978;53:239–241.

3. Ezz El Din ZM, Abd El Ghaffar S, El Gabry EK, et al. Is stored expressed breast milk an alternative for working Egyptian mothers? East Mediterr Health J 2004;10:815–821.

4. Food Safety and Inspection Service, U.S. Department of Agriculture. October 2005. http:==www.fsis.usda.gov=Fact_ Sheets=Focus_On_Freezing=index.asp (last accessed March 10, 2010).

5. Friend BA, Shahani KM, Long CA, et al. The effect of processing and storage on key enzymes, B vitamins, and lipids of mature human milk. I. Evaluation of fresh samples and effects of freezing and frozen storage. Pediatr Res 1983;17: 61–64.

6. Hamosh M, Ellis LA, Pollock DR, et al. Breastfeeding and the working mother: Effect of time and temperature of shortterm storage on proteolysis, lipolysis, and bacterial growth in milk. Pediatrics 1996;97:492–498

7. Igumbor EO, Mukura RD, Makandiramba B, et al. Storage of breast milk: Effect of temperature and storage duration on microbial growth. Centr Afr J Med 2000;46:247–251.

8. Martinez-Costa C, Silvestre MD, Lo´pez MC, et al. Effects of refrigeration on the bactericidal activity of human milk: A preliminary study. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2007;45:275–277.

9. Silvestre D, Lopez MC, March L, et al. Bactericidal activity of human milk: Stability during storage. Br J Biomed Sci 2006;63:59–62.

10. Ogundele MO. Effects of storage on the physicochemical and antibacterial properties of human milk. Br J Biomed Sci 2002;59:205–211.

11. Pardou A, Serruys E, Mascart-Lemone F, et al. Human milk banking: Influence of storage processes and of bacterial contamination on some milk constituents. Biol Neonate 1994;65:302–309

12. Pittard WB 3rd, Anderson DM, Cerutti ER, et al. Bacteriostatic qualities of human milk. J Pediatr 1985;107;240–243.

BS Lê Ngọc Anh Thy

Chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dưới đây là những điều mẹ nên “thuộc lòng” để đảm bảo bổ sung canxi đúng và hiệu quả cho con. Dưới đây là những điều mẹ nên “thuộc lòng” để đảm bảo bổ sung canxi đúng và hiệu quả cho con.
  • 28-05-2018

    Mỗi cơ thể người mẹ đều khác nhau, có mẹ cảm thấy chế độ massage của máy hiệu quả giúp mình xuống sữa dễ, nhưng có mẹ không có cảm giác gì khi dùng chế độ massage của máy, mà dùng tay lại dễ xuống sữa hơn. Vậy mẹ hãy thử tìm hiểu cơ thể mình xem phương pháp nào thích hợp với mình thì dùng, không cần dùng cả hai vì sẽ mất thời gian...

  • 28-05-2018

    Mút tay hay mút bất cứ cái gì là một phần trong giai đoạn sớm của sự học hỏi và hình thành thói quen hết sức tự nhiên ở trẻ nhỏ. Gặp ở 75 - 90% số trẻ. Hành vi này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và trẻ sẽ bỏ thói quen này cho đến khi được 4 - 5 tuổi.

  • 03-07-2018
    Bệnh cúm là bệnh do virus gây nên, có 3 loại virus cúm là virus cúm type A, type B và type C. Trẻ thường gặp các triệu chứng như sốt cao, ho dữ dội, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, mệt mỏi, đau cơ, lạnh...​
  • 28-05-2018
    Sau khi sinh, để nhanh chóng có sữa và duy trì lượng sữa trong suốt quá trình cho con bú, những người trong gia đình của sản phụ thường cho sản phụ ăn các món có lợi cho việc “gọi” sữa về. Canh rau đay là một trong những món ăn tốt để có sữa cho sản