Bệnh cúm ở trẻ

Bệnh cúm là bệnh do virus gây nên, có 3 loại virus cúm là virus cúm type A, type B và type C. Trẻ thường gặp các triệu chứng như sốt cao, ho dữ dội, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, mệt mỏi, đau cơ, lạnh...​

Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị cúm sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nguyên nhân gây cảm cúm

Bệnh cúm là bệnh do virus gây nên, có 3 loại virus cúm là virus cúm type A, type B và type C. Các đại dịch cúm chủ yếu là do virus cúm type A và type B gây ra. Bệnh cúm do virus cúm type C thường diễn biến nhẹ và không biểu hiện triệu chứng. 

Những việc cần làm khi trẻ bị cảm cúm

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh cúm

Trẻ em thường có biểu hiện bệnh nặng hơn là chỉ xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh. Trẻ có thể bị ốm khá đột ngột, mặc dù cúm là một bệnh đường hô hấp nhưng trẻ vẫn sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân.

Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Sốt cao, có thể tới 40.50C
  • Đau cơ và các khớp xương
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Ho càng ngày càng nặng lên
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Mệt mỏi.

Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ? 

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu: 

  • Môi và da trẻ chuyển sang xanh tím 
  • Đau bụng dữ dội không ngừng Khó thở hoặc nhịp thở nhanh 
  • Trẻ không bổ sung đủ nước 
  • Trẻ cáu kỉnh, quấy khóc 
  • Trẻ cảm thấy buồn ngủ, không tỉnh được hoặc không có phản ứng 
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh cúm lây lan như thế nào? 

Bệnh cúm thường lây lan rất nhanh trong một khu vực hẹp, do đó trường học hay trường mẫu giáo thường là nơi virus cúm phát tán rất nhanh. Con bạn có thể dễ dàng mắc bệnh khi tiếp xúc gần với đối tượng đang bị cúm với các biểu hiện ho và hắt hơi. Hoặc là khi trẻ cầm nắm vào những đồ vật đã bị nhiễm khuẩn như là tay nắm cửa, bút bi, bút chì, đồ chơi rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus cúm do hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoàn thiện như người lớn. 

Bệnh cúm thường kéo dài khoảng bao lâu?

Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện 1 ngày sau khi trẻ bị lây bệnh, điều này khiến cho việc kiểm soát virus rất khó khăn. Trẻ có khả năng lây bệnh cho người khác trong khoảng 5 ngày sau khi chúng bị nhiễm bệnh. Phần lớn trẻ sẽ cảm thấy đỡ hơn trong vòng một tuần, nhưng cơ thể chúng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn cho tới một tháng.

Các biến chứng thường gặp

Bệnh cảm cúm ở trẻ em thường diễn biến nguy hiểm hơn so với người lớn. Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao nhất mắc phải các biến chứng như viêm phổi, mất nước và co giật có thể dẫn tới tổn thương não. Ngoài ra các bệnh mãn tính khác như hen phế quản hay tiểu đường cũng là những biến chứng của nhiễm cúm.

Điều trị cúm ở trẻ

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với cúm, tuy nhiên các bác sĩ có thể khuyên sử dụng một số thuốc không kê đơn để giúp làm giảm triệu chứng.

Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc tại nhà giúp trẻ mau khỏi bệnh:

  • Loại bỏ bớt các lớp quần áo khi trẻ bị sốt
  • Uống nhiều nước để đề phòng mất nước
  • Nghỉ ngơi
  • Cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau, hạ sốt. Không nên cho trẻ uống aspirin (thuốc có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm ở trẻ em).

Bác sĩ có thể cho phép sử dụng thuốc kháng virus để giúp trẻ mau hồi phục. Các bác sĩ thường kê đơn oseltamivir (biệt dược Tamiflu) dưới dạng dung dịch và dạng viên nang cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc zanamivir (biệt dược Relenza) dưới dạng thuốc xông hít cho trẻ trên 7 tuổi không bị mắc các bệnh mãn tính như hen phế quản.

Thuốc kháng virus sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất cho trẻ uống trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Những việc cần làm khi trẻ bị cảm cúm

(Ảnh minh họa)

Phòng bệnh cúm ở trẻ

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh là tiêm vaccine phòng cúm hàng năm. Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo trẻ trên 6 tháng tuổi nên được tiêm phòng cúm, trẻ trên 2 tuổi khỏe mạnh nên được dùng vắc cin xịt mũi hoặc tiêm phòng.

Rửa tay thường xuyên cũng là cách để giảm nguy cơ bị nhiễm virus.

- 03-07-2018 -

Bài viết liên quan