Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 29

Trẻ con rất thích chơi ú òa và giấu đồ vật. Để một món đồ chơi bé thích xuống nền nhà và phủ khăn lên, rồi sau đó lật khăn ra và nói “Đây rồi!”. Tiếp tục phủ khăn và lặp lại trò chơi. Để thú vị hơn, bạn giấu món đồ chơi dưới một vật gì đó và đợi bé tìm ra...

Bé phát triển như thế nào?

Kỹ năng nhận biết

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 29

Trẻ con rất thích chơi ú òa và giấu đồ vật. Để một món đồ chơi bé thích xuống nền nhà và phủ khăn lên, rồi sau đó lật khăn ra và nói “Đây rồi!”. Tiếp tục phủ khăn và lặp lại trò chơi.
Để thú vị hơn, bạn giấu món đồ chơi dưới một vật gì đó và đợi bé tìm ra. Đây là cách dễ nhất làm cho bé bận rộn!
Bé nhớ có một chú hề bật lên khỏi hộp nhạc sau khi kết thúc bài hát - nhưng lần nào bé cũng bật cười khanh khách. Bé cũng có thể nhận ra những tông giọng và ngữ điệu lên xuống khác nhau, thế nên khi bạn lớn tiếng hay đanh giọng với bé, bé sẽ òa khóc.

Đồ chơi và trò chơi kích thích sự phát triển

Vì thích những thứ quen thuộc và có thể đoán trước nên bé thường thích chơi đi chơi lại một trò hoặc đọc đi đọc lại một quyển sách. Bạn có thể cùng bé chơi các trò chơi dân gian như chi chi chành chành, nu na nu nống...

Tập cho bé uống nước bằng ly (a sippy cup)

Bé từ 7 - 10 tháng tuổi trở đi đã có thể tự bốc đồ ăn. Khi đến giai đoạn này, bạn có thể tập cho bé uống nước bằng ly (như hình).
Cho bé dùng loại ly có hai quai cầm và có miệng ly nhô lên để bé ngậm và uống nước. Nếu bé bực mình vì không uống được nước, bạn gỡ van ở dưới nắp ly ra (van này có tác dụng chống nước chảy ra khi ly bị nghiêng hoặc dốc ngược). Nếu bé chưa hình dung ra được cách ngậm miệng ly để uống nước, bạn gỡ nắp ra và cho bé uống trực tiếp từ ly trước(chỉ cho bé thấy cách nghiêng ly để nước chảy vào miệng).
Tập cho bé uống bằng ly càng sớm, bé sẽ bỏ bú bình càng dễ dàng. Trong trường hợp bé chỉ bú mẹ, bạn có thể bỏ qua bước cho bé bú bình và tập luôn cho bé dùng ly.

Sốt ở trẻ

Làm sao xác định trẻ bị sốt?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 29

Ở tháng thứ 7, bạn đã biết khá rõ về bé và có thể nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu bất ổn ở bé. Nếu bé nóng hơn bình thường, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ tại trực tràng (hậu môn) cho bé. Bạn vẫn nghe nói nhiệt độ cơ thể bình thường là 37°C, nhưng thực tế thân nhiệt của một bé khỏe mạnh thường dao động trong khoảng 36 - 38°C.

Trường hợp nào cần gọi ngay cho bác sĩ?

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cơ thể bé nóng lên để chống lại sự viêm nhiễm nào đó, hay nói cách khác, sốt đôi khi là một “người bạn” với bé. Trẻ sơ sinh có thân nhiệt trung bình cao hơn những trẻ lớn hơn, vì vậy bé chỉ bị sốt khi:

  • Nhiệt độ tại trực tràng (hậu môn) hoặc trước trán trên 38°C
  • Nhiệt độ trong tai trên 37.8°C
  • Nhiệt độ ở nách trên 37.2°C

Các bé lớn có thể nói cho cha mẹ biết chúng bị đau ở đâu, nên người lớn thường ít lo lắng hơn khi trẻ bị sốt nhẹ. Nhưng với bé từ 3 - 6 tháng tuổi, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu thân nhiệt bé rơi vào các trường hợp nêu trên. Đối với trẻ 7 tháng tuổi trở lên, nếu nhiệt độ ở trực tràng của bé trên 39°C, hãy đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng, bạn đều có thể liên hệ với bác sĩ của bé hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn thêm.
Bạn cũng cần gọi ngay cho bác sĩ nếu bé bị sốt kèm theo những triệu chứng sau: khó thở, xuất hiện các nốt đỏ hoặc vết sưng tấy bầm tím lớn trên da, chán ăn, không thể nuốt, chảy nước dãi nhiều, hôn mê, mắt mờ đục, và có những triệu chứng bất thường khác, hoặc mê sảng, cáu kỉnh và có những hành vi khác lạ. Với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, sốt cao cũng có thể gây co giật - tuy không nguy hiểm nhưng là một trải nghiệm đáng sợ với cả mẹ và bé. Khi gọi bác sĩ, bạn đừng quên mô tả các triệu chứng này.

Làm sao để hạ sốt cho bé?

Cởi bỏ bớt quần áo, tắm cho bé hoặc lau mát cho bé bằng nước ấm, cho bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát (không phải phòng máy lạnh). Cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để tránh mất nước.
Nếu những cách trên không giúp bé hạ sốt, gọi ngay cho bác sĩ Nhi Khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên cẩn thận hỏi về liều lượng thích hợp dựa trên cân nặng của bé. Tuyệt đối không cho bé dùng quá liều chỉ định. Nếu liều cao là cần thiết để giúp bé hạ sốt, bác sĩ có thể đề nghị thay thế bằng thuốc hạ sốt ibuprofen và acetaminophen (cho phép sử dụng thường xuyên hơn mà không sợ rủi ro quá liều). Nên có sẵn hai loại thuốc này trong tủ thuốc để dùng trong trường hợp cần thiết. Cho bác sĩ biết nếu bé đang dùng một loại thuốc nào đó, và tuyệt đối không cho bé uống aspirin, vì có thể gây ra hội chứng Reye (gan và não bị phù) ở trẻ bị sốt.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bé cảm thấy như thế nào. Nếu bé vẫn ăn, ngủ và chơi tốt, bé có thể không cần điều trị hoặc khám bác sĩ. Khi bé bị sốt, hãy tin vào trực giác của bạn.

Cuộc sống của bạn: Tin vào trực giác

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 29

“Linh cảm của người mẹ” là một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ bạn trong việc nuôi con. Bạn là người biết rõ con mình nhất nên đặc biệt nhạy bén khi có bất kỳ thay đổi nào xảy ra với bé.
Như Benjamin Spock - một chuyên gia nhi khoa nổi tiếng ở Mỹ đã nói: “Hãy tin vào chính mình. Bạn biết nhiều hơn bạn nghĩ.” Nếu bạn cảm giác có gì đó không ổn về sức khỏe, sự phát triển hay các vấn đề khác của bé, đừng vội cho qua cảm giác đó. Nhiều cha mẹ thậm chí còn phát hiện ra bệnh của con mình trước cả bác sĩ, dù đó chỉ mới là giai đoạn đầu của căn bệnh, khi bé chưa có những biểu hiện như sốt hay xuất hiện những rối loạn làm bé thay đổi tính khí hoặc chậm phát triển.
Vậy bạn nên làm gì? Hãy lắng nghe linh cảm của chính mình. Viết lại những biểu hiện mà bạn quan sát được. Đừng ngần ngại trò chuyện với bác sĩ. Nếu giải thích của bác sĩ chưa thuyết phục bạn thì cứ tiếp tục trao đổi đến khi nào bạn thỏa mãn thì thôi.
Đừng lo nếu linh cảm hoặc nghi ngờ của bạn là sai và không xảy ra – ai cũng từng như bạn cả. Sau mỗi lần như vậy bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và biết nên làm gì là tốt nhất cho con mình.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan

  • 27-10-2021

    Tantrum (cơn giận dữ) là một phản ứng trước những tình huống mà một đứa trẻ chưa thể xử lý theo cách trưởng thành hơn — chẳng hạn như là nói về cảm giác khó chịu, hoặc thương lượng để có được thứ mình muốn, hoặc chỉ đơn giản là thực hiện những gì đang được yêu cầu. Thay vào đó, trẻ đã bị cảm xúc lấn át. Và nếu việc bộc lộ cảm xúc của mình một cách đầy kịch tính - bằng cách khóc lóc, la hét, giậm chân, đấm đá vào tường hoặc đánh cha mẹ - có thể giúp trẻ đạt được nguyện vọng (hoặc từ chối bất cứ điều gì mà trẻ không thích), thì trẻ sẽ sử dụng hành vi này.

  • 28-05-2018
    Bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa - ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa hóa chất độc hại. Bú bình: Lợi ích. 1. Bạn luôn luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu.

    2. Bạn có thể uống chút bia

  • 28-05-2018

    Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống.

  • 28-05-2018

    Ngoài tình trạng cơn hoảng sợ ban đêm, cơn lú lẫn ban đêm, cơn ác mộng ban đêm... còn có các trạng thái xuất hiện trong giấc ngủ khác như mộng du. Cơn hoảng sợ, cơn lú lẫn và mộng du đôi khi có tính chất gia đình, một đứa trẻ có thể có một hoặc cả hai, ba tình trạng này.