Hội chứng tantrum ở trẻ

Tantrum (cơn giận dữ) là một phản ứng trước những tình huống mà một đứa trẻ chưa thể xử lý theo cách trưởng thành hơn — chẳng hạn như là nói về cảm giác khó chịu, hoặc thương lượng để có được thứ mình muốn, hoặc chỉ đơn giản là thực hiện những gì đang được yêu cầu. Thay vào đó, trẻ đã bị cảm xúc lấn át. Và nếu việc bộc lộ cảm xúc của mình một cách đầy kịch tính - bằng cách khóc lóc, la hét, giậm chân, đấm đá vào tường hoặc đánh cha mẹ - có thể giúp trẻ đạt được nguyện vọng (hoặc từ chối bất cứ điều gì mà trẻ không thích), thì trẻ sẽ sử dụng hành vi này.

Nguyên nhân của tantrum?

Những cơn giận dữ bao gồm từ quấy, khóc đến la hét, đấm đá, đánh người khác và cơn ngưng thở (breath holding) xảy ra ở cả trẻ trai và trẻ gái, thường trong độ tuổi từ 1 đến 3. Một số trẻ có thể thường xuyên hơn những trẻ khác. Nổi cơn giận (thịnh nộ) là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Đó là cách trẻ thể hiện sự khó chịu hoặc thất vọng.

Tantrum (cơn giật dữ) là cách trẻ nhỏ thể hiện rằng con đang rất khó chịu hoặc thất vọng. Cơn giận có thể xảy ra khi trẻ mệt, đói hoặc khó chịu. Trẻ có thể cảm giác chán nản vì không thể kiếm được thứ nào đó (như đồ chơi hoặc cha mẹ mình) để làm những gì chúng muốn. Trẻ cần học cách đối mặt với sự thất vọng, đó là một kỹ năng mà đứa trẻ nào cũng cần phải có.

Cơn giận dữ thường xảy ra ở năm lên hai, khi các kỹ năng ngôn ngữ bắt đầu phát triển. Bởi vì trẻ mới biết đi chưa thể nói rõ những gì trẻ mong muốn, cảm thấy hoặc cần thiết, cảm giác khó chịu đó có thể gây ra cơn giận dữ. Khi kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện, cơn giận dữ có xu hướng giảm đi.

Trẻ mới biết đi muốn độc lập và kiểm soát cuộc sống xung quanh - nhiều hơn những gì trẻ thực sự có thể xử lý. Điều này có thể dẫn đến những cuộc “tranh giành quyền lực” khi một đứa trẻ nghĩ rằng "Con có thể tự làm được" hoặc "Con muốn, hãy giao nó cho con". Khi trẻ phát hiện ra rằng trẻ không thể làm được và không thể có mọi thứ trẻ muốn, trẻ có thể sẽ nổi cơn thịnh nộ.

Kiểm soát cơn hờn /ăn vạ ở trẻ

Làm thế nào để tránh được các cơn giận dữ?

Cố gắng phòng tránh cơn giận dữ ngay từ đầu, bất cứ khi nào có thể. Dưới đây là một số ý tưởng có thể hữu ích:

  • Dành nhiều sự quan tâm tích cực. Khuyến khích trẻ hành xử hòa nhã. Khen thưởng trẻ bằng những lời khen ngợi và chú tâm vào những hành vi tích cực của trẻ
  • Cố gắng tạo điều kiện để trẻ có một ít quyền kiểm soát đối với những việc nhỏ. Chẳng hạn như: Con muốn nước cam hay nước táo (?) hoặc Con muốn đánh răng trước hay sau khi tắm (?). Bằng cách này, cha mẹ không phải hỏi: Con đánh răng bây giờ nhé (?) - chắc chắn câu trả lời sẽ là "không."
  • Để các món đồ không phù hợp để chơi ngoài tầm nhìn và tầm tay trẻ. Điều này làm giảm nguy cơ xảy ra các cơn nóng giận.
  • Đánh lạc hướng. Tận dụng khả năng tập trung kém để lái sự chú ý của trẻ khỏi các món đồ mà trẻ đòi. Rủ trẻ làm một hoạt động khác, hoặc đơn giản đưa trẻ ra khỏi nơi đó.
  • Giúp trẻ học các kỹ năng mới và trải nghiệm cảm giác thành công. Giúp trẻ học làm mọi thứ. Khen ngợi, làm trẻ cảm thấy tự hào về những gì làm được. Hãy bắt đầu với một thứ đơn giản trước khi chuyển sang những nhiệm vụ khó khăn hơn.
  • Suy xét cẩn thận khi trẻ đòi hỏi một cái gì đó. Liệu có thái quá không? Có lẽ không phải lúc nào cũng là những yêu cầu không thể thỏa hiệp. Hãy tránh các cuộc chiến không cần thiết.
  • Biết giới hạn của trẻ. Những lúc trẻ đang mệt mỏi không phải là thời điểm tốt để ra bất cứ đề nghị nào.

Nên làm gì với các cơn tantrum của trẻ?

Kiểm soát cơn hờn / ăn vạ ở trẻ

Giữ bình tĩnh, giữ bình tĩnh và giữ bình tĩnh. Đừng phức tạp hóa vấn đề bằng sự thất vọng hoặc tức giận. Hãy nhắc nhở bản thân rằng nhiệm vụ của ba mẹ là giúp con học cách bình tĩnh. Vì vậy, trước hết ba mẹ cần phải bình tĩnh.

Sẽ có những cách xử lý khác nhau, tùy thuộc vào lý do làm trẻ khó chịu. Đôi khi, ba mẹ chỉ cần giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu trẻ mệt hoặc đói, hãy cho trẻ đi ngủ hoặc ăn nhẹ. Còn nếu không mệt cũng không đói, giải pháp tốt nhất là “phớt lờ” sự giận dữ hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động mới.

Nếu giận dữ là để nhận được sự chú ý từ cha mẹ, thì một trong những cách tốt nhất để giảm bớt sự giận dữ, cũng là “phớt lờ”. Nếu cơn giận dữ xảy ra sau khi bị từ chối một thứ gì đó, hãy bình tĩnh và đừng đưa ra nhiều lời giải thích tại sao trẻ không thể có được thứ mình muốn. Đồng thời đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động khác.

Nếu cơn giận dữ xảy ra sau khi trẻ được yêu cầu làm điều gì đó mà trẻ không muốn làm, bạn vẫn nên "phớt lờ" cơn giận. Nhưng sau khi trẻ bình tĩnh lại, bạn hãy tiếp tục yêu cầu trẻ hoàn thành nhiệm vụ.

Trẻ em có nguy cơ làm tổn thương bản thân hoặc người khác trong cơn giận dữ, do đó bạn nên đưa trẻ đến một nơi yên ắng & an toàn để trẻ lấy lại bình tĩnh. Điều này cũng đúng khi áp dụng cho những trường hợp trẻ giận dỗi ở nơi công cộng.

Nếu trẻ đang ở độ tuổi mới biết đi, và trẻ lặp lại hành vi bị cấm sau khi được yêu cầu dừng lại, hãy tạm dừng yêu cầu và giữ chặt trẻ trong vài phút. Hãy kiên định, để giữ an toàn cho trẻ.

Trẻ mẫu giáo và trẻ lớn hơn có nhiều khả năng sử dụng những cơn giận dữ để đạt được mong muốn, nếu trẻ biết rằng hành vi này có hiệu quả. Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi đi học, việc nói trẻ vào phòng riêng để hạ cơn giận dữ đồng thời cha mẹ tránh chú ý đến hành vi của trẻ là lời khuyên tốt nhất.

Thay vì đặt ra một giới hạn thời gian cụ thể, hãy bảo trẻ ở trong phòng cho đến khi trẻ lấy lại bình tĩnh. Đây là cách trao quyền - để trẻ tự nhìn thấy kết quả từ hành động của mình, và từ đó có được cảm giác lấy lại khả năng kiểm soát đã đánh mất trong cơn giận dữ. Nhưng nếu chờ đợi khiến trẻ càng giận dữ và có hành vi tiêu cực, hãy đặt ra một giới hạn thời gian.

Đừng nhượng bộ. Điều này sẽ chỉ trẻ cho rằng cơn giận là có hiệu quả.

Nên Làm Gì Sau Một Cơn Giận Dữ - Tantrum?

Khen ngợi trẻ vì đã kiểm soát được bản thân; ví dụ: “rất tốt, con đã lấy lại được bình tĩnh.”

Trẻ em có thể trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương sau một cơn giận dữ nếu chúng biết mình không còn đáng yêu nữa. Khi đã lấy lại bình tĩnh là lúc trẻ cần một cái ôm và trấn an rằng trẻ luôn được yêu thương, cho dù thế nào đi nữa.

Hãy đảm bảo rằng trẻ được ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, trẻ có thể trở nên hiếu chiến, dễ gây gổ và có thái độ cực đoan hơn trong hành vi. Vì vậy, ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm tần suất của các cơn tantrum. Nhưng mỗi đứa trẻ có nhu cầu ngủ riêng, cha mẹ lưu ý rằng không có số tiếng nào là đúng cho mọi đứa trẻ.

Khi nào thì nên gọi bác sĩ?

Hãy nói chuyện với bác sĩ, nếu:

  • Cha mẹ thường cảm thấy tức giận hoặc mất kiểm soát khi phản ứng với những cơn giận dữ của trẻ.
  • Cha mẹ thường nhượng bộ.
  • Những cơn giận dữ để lại cảm giác tồi tệ cho cả cha mẹ và trẻ.
  • Cha mẹ có thắc mắc về những gì mình hoặc con mình đang làm.
  • Cơn thịnh nộ trẻ đến thường xuyên hơn, dữ dội hơn hoặc kéo dài hơn.
  • Trẻ thường làm tổn thương chính mình hoặc người khác.
  • Trẻ có vẻ rất bất đồng, tranh cãi rất nhiều và chẳng mấy khi hợp tác.

Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có khả năng làm tăng tần suất cơn giận dữ. Đôi khi, các vấn đề về thính giác hoặc thị lực, bệnh mãn tính, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc khuyết tật cũng có thể khiến trẻ dễ nổi cáu hơn.

Hãy nhớ rằng, những cơn giận dữ thường không đáng lo ngại và thường tự dừng lại. Khi trưởng thành hơn, trẻ sẽ biết giữ tự chủ. Đứa trẻ nào cũng cần học cách hợp tác, giao tiếp và đối phó với sự thất vọng. Khi ít thất vọng hơn và kiểm soát được nhiều hơn, thì số cơn giận dữ sẽ giảm dần - và mọi người đều vui vẻ hơn.

Các bước đặt Khám từ xa

  • Bước 1 đăng ký khám: Chọn bác sĩ và thời gian khám với các bác sĩ: https://khamtuxa.vn/bac-si/kho... 
  • Bước 2 thanh toán phí: Wellcare hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến và tiền mặt tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Sau khi thanh toán hoàn tất, bạn sẽ nhận được xác nhận qua tin nhắn kèm hồ sơ bệnh án điện tử của bé.
  • Bước 3 bổ sung bệnh án: Bác sĩ hoặc trợ lý y khoa của Wellcare sẽ hướng dẫn bạn bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh, video… cần thiết.
  • Bước 4 khám đúng giờ: đến giờ hẹn, bạn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ.

Cần hướng dẫn thêm, vui lòng liên hệ zalo: https://zalo.me/wellcare

Biên soạn bởi Wellcare

- 27-10-2021 -

Bài viết liên quan