Điều cần biết khi bé bú mẹ và bú bình

Bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa - ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa hóa chất độc hại. Bú bình: Lợi ích. 1. Bạn luôn luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu.

2. Bạn có thể uống chút bia

Bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa - ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa hóa chất độc hại.

Bú bình

 Lợi ích

1. Bạn luôn luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu.

2. Bạn có thể uống chút bia và rượu vang nếu bạn thích.

3. Sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn sữa mẹ nên bé nhà bạn sẽ có giấc ngủ dài hơn vì no lâu hơn.

4. Bạn có thể mặc bất cứ trang phục nào bạn muốn vì bạn không cần phải lo lắng về bộ ngực luôn căng mọng của mình.

Điều cần biết khi bé bú mẹ và bú bình
(Ảnh minh họa) 

Lưu ý: 

1. Sử dụng chai thủy tinh.

2. Nếu dùng chai nhựa, bạn nên chọn loại chai không chứa BPA (một loại hóa chất công nghiệp độc hại). Sử dụng chai nhựa đục được làm từ polyethylene hoặc polypropylene với các chỉ số tái chế từ 2 hoặc 5.

3. Vì có hàng chục loại hóa chất khác nhau trong chất dẻo tạo bình, tốt nhất bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa - ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa BPA.

4. Không để sữa sẵn trong chai nhựa. Chỉ đổ sữa vào bình ngay trước khi cho con uống và vứt bỏ phần uống thừa đi.

5. Không đun quá nóng bình với sữa bên trong.

6. Không để chai nhựa vào lò vi sóng vì chất BPA và các loại hóa chất khác có thể xuất hiện khi được hâm nóng.

7. Vứt bỏ những bình đã cũ hoặc bị trầy xước vì từ đó một số loại hóa chất có thể xuất hiện.

Bú sữa mẹ

Lợi ích

1. Theo đúng bản năng, việc cho con bú là thiên chức của mỗi bà mẹ.

2. Rất tiết kiệm.

3. Thuận tiện và nhanh chóng - không có gì giúp một đứa trẻ đang khóc có thể yên lặng bằng một bầu sữa mẹ.

4. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa ngoài nên bé nhà bạn sẽ ít quấy khóc hơn.

5. Các kháng thể của bạn được truyền cho con để giúp con tăng cường hệ miễn dịch của mình.

Điều cần biết khi bé bú mẹ và bú bình
Ảnh minh họa 

Lưu ý:

1. Bạn không nên lo ngại với những chất có thể dị ứng cho trẻ. Ngoài việc cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, bạn cũng nên kết hợp thêm sữa ngoài để làm giảm nguy cơ con mắc bệnh chàm, dị ứng với sữa bò cũng như bị khó thở.

2. Bạn cũng có thể xem xét hoãn cai sữa nếu thấy mình không khỏe. Bạn và con sẽ dễ dàng đối phó với các quá trình chuyển đổi hơn nếu cả hai cùng có sức khỏe tốt.

3. Tránh cai sữa cho con trong khoảng thời gian của sự thay đổi lớn trong gia đình. Nếu nhà bạn gần đây mới chuyển nơi ở hoặc bạn vừa thay đổi cách chăm con khác, thì bạn nên hoãn cai sữa lại cho tới khoảng thời gian ít căng thẳng hơn.

Cả hai đều là những cách thức hoàn toàn chấp nhận được để nuôi con, thậm chí bạn có thể dùng đồng thời cả hai cách. Vì thế, tùy vào lượng sữa mẹ, tình hình tài chính cũng như khả năng hấp thụ của bé mà bạn có thể chọn ra cách cho con bú hợp lý nhất nhé.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Việc cho trẻ dùng mật ong hay không thì có liên quan tới mức độ an toàn giá thành khá rẻ. Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) khuyến cáo rằng mật ong là có lợi cho chứng ho do viêm hô hấp trên ở trẻ từ 1-5 tuổi.

  • 12-04-2024

    Sức khỏe trong thời gian mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Người phụ nữ trước khi có thai 1 - 2 năm nên được tư vấn trước khi có thai và việc khám trước khi có thai giúp phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Qua tư vấn, người phụ nữ sẽ quyết định có mang thai hay không và thời điểm có thai thích hợp.

  • 09-06-2018

    Đến 24 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã có khả năng thực hiện tất cả các cột mốc quan trọng mà bé đã rất chăm chỉ nỗ lực và phấn đấu suốt thời gian qua.Tháng này có thể không có thêm bất kỳ cột mốc nào mới, nhưng mỗi ngày, khi bé lớn lên, chơi đùa

  • 28-05-2018

    Thai máy trước tuần thứ 16 là sớm. Thai máy tuần thứ 20 được coi là muộn. Điều này là vì: Sự khác nhau của từng cơ thể phụ nữ: Bình thường, nhóm bà bầu sinh con so cảm nhận thấy thai máy chậm hơn nhóm thai phụ sinh con dạ. Tình trạng

  • 28-05-2018
    Tại Việt Nam, không có các nhà nghiên cứu khoa học và dinh dưỡng nhi đúng nghĩa để đưa các tiêu chuẩn chung về cân nặng và chiều cao cho bé. Sau đây là mức trung bình chiều cao và cân nặng của bé qua từng tháng theo chuẩn của Nhật Bản