5 điều bạn có thể chưa biết về chu kì kinh nguyệt

Phụ nữ có khoảng 400 chu kì kinh nguyệt trong suốt cuộc đời, có nghĩa là bạn rất quen với nó. Mặc dù vậy, chu kì của bạn vẫn có thể làm bạn ngạc nhiên. Dưới đây là 5 điều bạn có thể chưa biết về vị khách vẫn ghé thăm bạn hàng tháng.

Bạn vẫn có thể mang thai khi đang trong chu kì kinh nguyệt

5 điều bạn có thể chưa biết về chu kì kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt của bạn không thể bảo vệ bạn khỏi việc có thai.

Đây là một vài lí do: thứ nhất, một vài phụ nữ bị chảy máu vào thời gian rụng trứng hàng tháng, và họ nhầm lẫn nó là thời gian hành kinh. Đây là thời gian có khả năng thụ thai cao nhất, do đó quan hệ tình dục trong thời gian này khả năng có thai là rất cao. Thứ hai, bạn có thể rụng trứng trước kì kinh của bạn hoặc một vài ngày sau khi ngừng chảy máu. Kể từ khi tinh trùng bắt đầu xâm nhập vào cơ thể của bạn, tinh trùng có thể tồn tại cho đến 3 ngày sau, vì vậy quan hệ tình dục trong chu kì kinh nguyệt, bạn vẫn có thể thụ thai.

Chu kì khi sử dụng thuốc tránh thai không phải là một chu kì “thật sự”

Bạn bị chảy máu trong tuần khi bạn uống thuốc, nhưng về mặt kĩ thuật đó chỉ là “sự rút máu hàng tháng”. Nó hơi khác so với chu kì kinh nguyệt bình thường.

Bình thường, bạn sẽ rụng trứng vào giữa chu kì. Nếu trứng rụng không được thụ tinh, lượng hóc-môn của bạn sẽ tụt giảm, dẫn đến hiện tượng bong niêm mạc tử cung và bạn sẽ có kinh nguyệt.

Viên uống tránh thai ngăn cản sự rụng trứng. Với hầu hết các loại thuốc tránh thai, bạn sẽ uống hóc-môn trong vòng 3 tuần và 1 tuần là những viên không có hóc-môn. Mặc dù chúng ngăn cản rụng trứng nhưng chúng không ngăn sự tái tạo niêm mạc tử cung hàng tháng. Việc chảy máu giống như chu kì kinh nguyệt trong tuần lễ thứ 4 là do cơ thể bạn thiếu hóc-môn từ tuần cuối của thuốc.

Chu kì kinh nguyệt thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn

Khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng mình có thể dự đoán chính xác khi nào chu kì kinh nguyệt xảy ra, mọi thứ có thể thay đổi. Bởi vì điều đó nên bạn có thể biết ơn sự thay đổi hóc-môn xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Khi bạn lần đầu tiên có kinh, chu kì của bạn có thể kéo dài hơn. Một chu kì điển hình của trẻ gái tuổi thiếu niên có thể từ 21 đến 45 ngày. Qua thời gian này, chu kì của bạn trở nên ngắn hơn và dễ dự đoán hơn từ 21 đến 35 ngày.

Sự thay đổi hóc-môn có thể xảy ra xung quanh thời kì mãn kinh, một vài năm trước khi mãn kinh, cơ thể bạn bắt đầu giảm sản xuất Estrogen. Thời gian giữa hai chu kì của bạn có thể dài hoặc ngắn hơn, và bạn có thể ra nhiều hoặc ít máu hơn trong mỗi chu kì. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 10 năm trước khi bạn bắt đầu mãn kinh thực sự.

Những thay đổi dần dần là bình thường nhưng nếu đột nhiên bạn xuất hiện ra máu nhiều hoặc tắt kinh, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn phát hiện ra điều bất thường.

Hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn còn là một bí ẩn

5 điều bạn có thể chưa biết về chu kì kinh nguyệt
Trước khi có kinh một đến hai tuần, bạn có thể cảm thấy uể oải, đầy hơi, tâm trạng, đó chính là hội chứng tiền kinh nguyệt. Các bác sĩ chưa xác định được chính xác điều gì gây ra hội chứng này. Nó dường như là phối hợp giữa sự thay đổi hóc-môn trong suốt chu kì và sự thay đổi hóa học trong não của bạn, những vấn đề về tâm lí khác của bạn, chẳng hạn như trầm cảm có thể làm cho hội chứng tiền kinh trở nên tồi tệ hơn.

Hơn nữa, một khi bạn đang trong chu kì kinh nguyệt, thì những thay đổi này vẫn có thể tiếp tục: một nghiên cứu chỉ ra rằng những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như co rút, đầy hơi, đau lưng, đau đầu có thể bao phủ suy nghĩ của bạn, bởi vì đau có thể làm bạn khó khăn hơn để tập trung vào công việc của mình.

Vậy bạn gái nên làm gì? Thay đổi lối sống luôn là cách tốt nhất để khắc phục hội chứng này. Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ngủ 8 tiếng mỗi ngày, và không hút thuốc. Chế độ ăn của bạn cũng sẽ tạo nên những điều khác nhau, hãy ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc, giảm muối, đường, Cafein và rượu.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu như hội chứng tiền kinh nguyệt cản trở đến các công việc thường ngày của bạn hoặc bạn cảm thấy lo lắng, có các triệu chứng trầm cảm. Bạn có thể gặp tình trạng nặng hơn gọi là các rối loạn tiền kinh nguyệt mà cần được chăm sóc y tế.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 07-06-2018

    Bé 52 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thời gian trôi qua thật nhanh, đã một năm kể từ khi bạn sinh em bé. Đó thật sự là một cuộc hành trình kì lạ và tuyệt vời! Sinh nhật một tuổi đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong cuộc đời bé, từ bé sơ sinh ngơ ngác với thế giới xung quanh chuyển thành một bé con năng nổ và sắp biết đi.

  • 07-06-2018

    Mặc dù tại thời điểm này, vốn từ ngữ của bé ngoài “ba” “mẹ” cũng chỉ có thêm một vài từ có nghĩa mà thôi. Tuy nhiên, bé đã có thể bập bẹ được những câu ngắn với ngôn ngữ “ngoài hành tinh” của mình, và làm những hành động rõ ràng để bạn có thể dễ dàng hiểu được ý bé

  • 21-11-2018

    Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tránh dùng nước ép trái cây trong năm đời của trẻ. Vì so với trái cây, lượng dinh dưỡng trong nước ép trái cây đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít hơn, đồng thời không giữ vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng của trẻ. Hệ thống Khám từ xa Wellcare.

  • 22-05-2023

    Chuyện uống sữa của trẻ con lẽ chỉ là câu chuyện ví tiền của cha mẹ. Thế nhưng có rất nhiều những đứa trẻ ngoài kia, dù có tiền cũng không uống được sữa. Nghe thật lạ phải không? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hôm nay, về những trẻ gặp phải vấn đề về dị ứng đạm của sữa bò (DUDSB) và bất dung nạp lactose (BDN LACTOSE).