Ý kiến độc lập

Giúp bạn nhận được ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu trong và ngoài nước.
Thursday, 05/09/2024

Ý kiến độc lập

Hơn 2.000 năm trước, nhà văn La Mã Virgil đã nói: “Tài sản lớn nhất là sức khỏe”. Y học đã thay đổi kể từ đó. Nhưng có một điều không thay đổi đó là chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình. Đó là lý do tại sao nhiều người muốn lấy ý kiến độc lập (second opinion) khi muốn biết thêm thông tin về chẩn đoán hoặc điều trị, trước khi đi đến quyết định liên quan đến sức khỏe của mình.

Trong y học, ý kiến độc lập là ý kiến của bác sĩ thứ hai, sau người bác sĩ hiện tại của bệnh nhân. Bác sĩ thứ hai sẽ xem xét hồ sơ bệnh án do bệnh nhân thu thập và gửi đến, để đưa ra ý kiến độc lập về vấn đề sức khỏe, cũng như phác đồ điều trị của bệnh nhân. Ý kiến độc lập có thể nhằm mục đích xác nhận lại hoặc thắc mắc thêm về chẩn đoán và kế hoạch điều trị của bác sĩ trước đó, hay nhằm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, hoặc là nhằm yêu cầu đưa ra các lựa chọn điều trị khác.

Khi nào cần lấy Ý kiến độc lập?

Bạn có thể tìm kiếm ý kiến độc lập về bất kỳ khía cạnh nào trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình. Đi tìm ý kiến độc lập không có nghĩa bạn là người bướng bỉnh hay cố chấp. Đúng hơn, là bạn đang tự giúp bản thân đảm bảo rằng mình đang đi đến quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Sau đây là một vài tình huống phổ biến nhất, và chưa phải là tất cả:

Đã nhận một chẩn đoán mắc một tình trạng hoặc căn bệnh hiếm gặp

Không có bác sĩ nào là chuyên gia của mọi chuyên khoa (có tới 135 - 160 chuyên ngành y khoa). Nếu một bác sĩ chẩn đoán bạn mắc một tình trạng ít phổ biến, thì việc tư vấn thêm với một chuyên gia khác có thể sẽ giúp bạn nhận thêm một chẩn đoán đầy đủ hơn, và hiểu rõ hơn về các bước tiếp theo một cách tốt nhất.

Bạn hoặc bác sĩ của bạn đang cần có thêm thông tin

Đôi khi, kết quả xét nghiệm hoặc kết quả chẩn đoán hình ảnh của bạn có thể là khó diễn giải. Hoặc có thể bạn và bác sĩ hiện tại không rõ bệnh đã tiến triển đến mức nào hoặc lựa chọn điều trị nào sẽ phù hợp hơn với bạn. Lúc này, ý kiến độc lập có thể giúp bạn hoặc bác sĩ của mình có được hiểu biết sâu sắc về tình trạng hiện tại, từ đó vạch ra lộ trình điều trị hiệu quả nhất.

Bạn muốn có một góc nhìn khác

Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo và kinh nghiệm hành nghề của từng người, mỗi bác sĩ có thể đưa ra những lựa chọn điều trị khác nhau. Ý kiến độc lập từ một bác sĩ nội khoa, bác sĩ ngoại khoa hoặc chuyên gia ý tế khác có thể đưa ra những nhận định mới đáng được cân nhắc lại.

Bạn đã nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư

Khi bạn nghe thông báo mình mắc bệnh ung thư, cả trái đất bỗng như ngừng quay. Tin đó có thể khiến bạn hoang mang tột độ. Và cơ hội có được ý kiến độc lập về chẩn đoán ung thư có thể giúp bạn nhận được lời giải thích cho các câu hỏi của mình, để bạn có thể bắt đầu tiếp nhận điều trị một cách tự tin và toàn tâm toàn ý nhất.

Bạn có nhiều bệnh lý cùng lúc

Việc quản lý nhiều vấn đề sức khỏe cùng lúc thường phức tạp hơn. Ý kiến độc lập có thể mang đến góc nhìn tổng quan hơn, giúp xác định các tương tác tiềm ẩn hoặc mối liên hệ cơ bản giữa các tình trạng bệnh lý, nhằm hỗ trợ xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện.

Bạn đang cân nhắc về việc phẫu thuật

Lấy ý kiến độc lập về phương án phẫu thuật là một cách hợp lý để nghiên cứu thêm về phác đồ điều trị của bạn. Đôi khi, ngành y vẫn có thể có những lựa chọn điều trị không phẫu thuật hoặc ít xâm lấn hơn, rất đáng để chúng ta xem xét lại.

Kiến thức và bản năng mách bảo

Đôi khi những kiến thức mà bạn thu nhận được từ các tài liệu hoặc nguồn thông tin đáng tin cậy, cùng với bản năng cơ thể mách bảo, rằng chẩn đoán mà bạn vừa nhận được, hoặc là phương án điều trị mà bạn được khuyến nghị chưa thực sự phù hợp. Đây là lúc bạn nên tiếp nhận Ý kiến độc lập. Ý kiến của chuyên gia thứ hai có thể có hoặc không đồng thuận với chuyên gia thứ nhất. Sau tất cả, bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình. Nên Ý kiến độc lập là quyền lợi (vừa là quyền, vừa lợi) chính đáng của mọi bệnh nhân.

Kế hoạch điều trị mà bạn đang tiếp nhận là phương pháp thử nghiệm, có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có khả năng không hiệu quả

Ý kiến độc lập không phải chỉ để chẩn đoán lại về một tình trạng bệnh lý. Ngay cả khi bạn đã biết rõ vấn đề sức khỏe của mình, thì việc cân nhắc lại về kế hoạch điều trị cho mình là một lựa chọn đúng đắn. Và việc tìm hiểu thêm về các lựa chọn thay thế khác sẽ có thể giúp chúng ta tìm ra được dịch vụ chăm sóc phù hợp hơn với mong muốn bản thân.

Cơ thể không đáp ứng với phương án điều trị hiện tại như mong đợi

Trong trường hợp này, một kế hoạch điều trị khác có thể sẽ hiệu quả hơn. Hoặc cũng có khả năng khác, chẳng hạn như bởi vì thực ra bạn đã hoặc đang có một vấn đề hoặc bệnh lý khác với hiểu biết ban đầu. Lúc này, ý kiến độc lập sẽ có thể giúp mang đến góc nhìn thực sự rõ ràng hơn.

Tài chính có hạn

Bạn đang có nhiều lựa chọn về phương pháp điều trị hoặc chẩn đoán với mức phí khác nhau đáng kể, thì việc tìm kiếm ý kiến độc lập sẽ có thể giúp bạn đánh giá các lựa chọn một cách toàn diện hơn, cân đối cả về hiệu quả lẫn khía cạnh tài chính.

Vùng địa lý bị hạn chế khả năng tiếp cận các chuyên gia

Ở một số khu vực, hệ thống chăm sóc sức khỏe và việc tiếp cận các chuyên gia có thể bị hạn chế. Việc lấy ý kiến độc lập từ xa (trực tuyến) do vậy có thể mang lại một số lợi ích thiết thực và đáng kể.

Khi nào không nên lấy Ý kiến độc lập?

Bạn không nên chờ đợi và lấy Ý kiến độc lập nếu:

  • Bệnh nhân được phẫu thuật hoặc điều trị bắt đầu trong vòng chưa đầy bốn tuần
  • Bệnh nhân hiện đang nằm viện hoặc ở ICU
  • Bệnh nhân đang tìm kiếm ý kiến từ một trong các chuyên khoa sau: Đột quỵ, Tim mạch, Phẫu thuật tim, AFM, PANS/PANDAS, Trung tâm Điều trị Thực quản & Đường thở hoặc Y học về Phổi.
  • Các tình huống khẩn cấp hoặc nhạy cảm về thời gian: việc tìm kiếm ý kiến độc lập có thể làm trì hoãn việc điều trị cần thiết cho các tình huống khẩn cấp hoặc cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức, và do đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đội ngũ chuyên gia

Hơn 40 chuyên khoa trong nước

Đội ngũ chuyên gia tại hiện đến từ hơn 40 chuyên khoa khác nhau: Nhi khoa, Tim mạch, Da liễu, Nội tiết, Tiêu hóa, Lão khoa, Huyết học, Bệnh truyền nhiễm, Nội thận, Nội thần kinh học, Sản khoa và Phụ khoa, Ung bướu, Nhãn khoa, Răng hàm mặt, Tai Mũi Họng, Y học thể thao, Phục hồi vận động, Tâm thần học, Hô hấp, Cơ xương khớp, Tiết niệu, Nam khoa, Dinh dưỡng… Mỗi chuyên gia đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệp lâm sàng nhiều năm trong lĩnh vực của mình, trung bình 17.7 năm, có thể đáp ứng đa dạng nhiều nhu cầu lấy ý kiến độc lập của người dùng.

Chuyên gia quốc tế

Ngoài các chuyên gia trong nước, chúng tôi hiện hợp tác với một số bệnh viện và trung tâm y khoa hàng đầu tại Hoa Kỳ, trong việc cung cấp dịch vụ ý kiến độc lập mang tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình là sự phối hợp thực hiện bởi đội ngũ các chuyên gia ở nước bạn, với đầu mối thông tin là bác sĩ trong nước thuộc hệ thống.

Các bước nhận ý kiến độc lập

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bạn nên kể gì? Hầu hết các bác sĩ đều thấu hiểu và thừa nhận quyền được có ý kiến độc lập của bệnh nhân. Vì vậy, bạn chỉ cần trung thực và thẳng thắn.

Bạn nên hỏi gì?

  • Chẩn đoán hiện tại có chính xác không?
  • Lựa chọn điều trị của tôi là gì, ưu và nhược điểm của mỗi lựa chọn?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chờ đợi thêm hoặc lựa chọn không điều trị?
  • Tôi nên làm gì với những kết quả đã nhận được?
  • Dựa vào cơ sở nào mà chuyên gia đã đi đến kết luận độc lập?

Bạn nên chuẩn bị những gì?

Bạn cần tập hợp đủ toàn bộ bệnh sử, kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnh và bất kỳ thông tin liên quan nào khác. Hãy xác nhận để chắc chắn rằng người chuyên gia đưa ý kiến độc lập đã nhận được đầy đủ toàn bộ thông tin này, càng sớm càng tốt, để chuyên gia có đủ thời gian xem xét mọi thứ.

Chuyên gia đưa ra Ý kiến độc lập sẽ làm gì?

  • Xem xét hồ sơ sức khỏe và tiền sử sức khỏe
  • Đánh giá các khuyến nghị chẩn đoán và điều trị hiện tại
  • Viết ý kiến độc lập bằng văn bản, bao gồm cả giải đáp cho các câu hỏi cụ thể đã nhận

Bước 2: Nhận Ý kiến độc lập

Người dùng sẽ nhận được một báo cáo chi tiết về ý kiến độc lập của các chuyên gia, về nhận định, chẩn đoán, các đề xuất điều trị, cùng các đường dẫn đến các bài viết khoa học, nghiên cứu, bài báo cáo hoặc dẫn chứng cụ thể... đã được dùng làm cơ sở cho ý kiến độc lập.

Bước 3: Tư vấn trực tuyến

Sau khi nhận được Ý kiến độc lập, người dùng có thể có được một cuộc tư vấn trực tuyến với một trong số các chuyên gia, để trao đổi thông tin và nghe diễn giải kết quả. Bác sĩ tư vấn sẽ là người trực tiếp đưa ra ý kiến độc lập nếu bạn lấy Ý kiến độc lập từ chuyên gia trong nước, hoặc là bác sĩ đầu mối của hệ thống nếu bạn lấy Ý kiến độc lập từ chuyên gia nước ngoài.

Điều gì xảy ra sau khi tôi nhận được ý kiến độc lập?

Nếu ý kiến độc lập của bác sĩ thứ hai là đồng thuận với chẩn đoán của bác sĩ thứ nhất, thì bạn chỉ cần phải đưa ra lựa chọn giữa các quan điểm khác nhau về các lựa chọn điều trị - nếu có.

Nếu ý kiến độc lập của bác sĩ thứ hai là không đồng ý với bác sĩ thứ nhất, bạn cần phải xem xét lại cả hai quan điểm về phương pháp chẩn đoán. Hãy đặt ra các câu hỏi để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ quan điểm của cả hai bác sĩ và so sánh về những cơ sở và các cách thức đưa họ đi đến kết luận.

Ngoài ra, việc có một bác sĩ riêng cũng sẽ mang lại thêm một lợi ích nữa cho bạn, bác sĩ riêng là người hiểu rõ thể trạng của bạn nhất, do vậy có thể tư vấn hỗ trợ bạn đưa ra nhận định riêng của mình. Bác sĩ riêng còn có thể bổ sung những hiểu biết sâu sắc về bạn với chuyên gia trước khi họ đưa ra ý kiến độc lập.

Sử dụng ý kiến độc lập như thế nào?

Sau tất cả, các quyết định về sức khỏe của bạn là tùy thuộc vào bản thân bạn. Bạn sẽ chọn các phương án chẩn đoán và điều trị nào phù hợp với mình nhất, dựa trên bằng chứng sẵn có.

Bất kể quyết định thế nào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết mình đã tự tìm hiểu và nghiên cứu. Tâm lý thoải mái đó rất quan trọng cho quá trình điều trị, vì việc thực hiện kế hoạch điều trị bằng sự tự tin luôn mang lại kết quả tốt hơn.

Bắt đầu từ đâu?

Để sử dụng dịch vụ Ý kiến độc lập, người dùng cần truy cập vào trang web hoặc ứng dụng di động và đăng ký tư vấn. Với sự tiện lợi và chất lượng của dịch vụ, bạn có thể yên tâm rằng sức khỏe của mình đang được chăm sóc bởi các chuyên gia hàng đầu.

Doanh nghiệp mua gói phúc lợi sức khỏe cho nhân viên

Các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký chương trình phúc lợi sức khỏe cho nhân viên của mình, để nhân viên được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao từ bất cứ nơi nào trên thế giới, giảm bớt áp lực về thời gian và công sức đi lại.

Vui lòng email tới [email protected] để được tư vấn hoặc nhận báo giá.

References

  1. National Cancer Institute, U.S. Department of Health and Human Services, https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/second-opinion
  2. Fraser, M., Wojcik, S., & Dempsey-Walls, S. K. (n.d.). The Value of a Second Opinion. University of Rochester Medical Center Rochester. Retrieved from https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=1&contentid=2708
  3. https://medschoolinsiders.com/

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved