Parkinson
Bệnh Parkinson là một rối loạn của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác. Bệnh có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể
Bệnh Parkinson là gì ?
Bệnh Parkinson là một rối loạn của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác. Bệnh có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động.Bệnh xuất hiện khi có một số tế bào thần kinh nằm ở một phần của não (gọi là chất đen) bị chết hoặc bị mất khả năng hoạt động. Thông thường, những tế bào này sản sinh ra một chất, gọi là dopamin. Chất dopamin này làm cho các cơ bắp của cơ thể hoạt động phối hợp với nhau trơn tru nhịp nhàng. Nếu như khoảng 80% tế bào thần kinh sản sinh ra dopamin bị hỏng, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.Thông thường, bệnh Parkinson tấn công ở người lứa tuổi từ 50 trẻ lên nhưng hiện căn bệnh này cũng đang trẻ hóa. Parkinson là một trong những bệnh liên quan đến cử động của cơ thể phổ biến nhất, gặp trong khoảng 1% người trên 60 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần, và càng ngày càng xuất hiện nhiều ở thời đại của chúng ta.Độ tuổi khởi bệnh trung bình vào khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi mới 30-40 tuổi. Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân.\
Triệu chứng của bệnh Parkinson
Cần nhận biết sớm triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson để được điều trị kịp thời, giúp tỉ lệ phục hồi cho bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh Parkinson bao gồm:
Run khi nghỉ ngơiĐặc điểm bệnh Parkinson là run cả khi cơ thể không vận động. Run bắt đầu từ một bên cánh tay, chủ yếu ở đầu ngón tay, rồi đến chân và bên còn lại. Giai đoạn cuối của bệnh có thể run lưỡi, môi, cằm và đầu.
Cứng cơ
Cơ thể người bệnh trở nên cứng nhắc, đặc biệt là cơ quan vận động như tay, chân. Bệnh nặng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi cử động tay, chân, cổ và mặt.
Khó vận động
Nếu bệnh nặng, một số động tác đơn giản như cài khuy áo, thắt dây giày, người bệnh cũng khó thực hiện. Tay khó cử động khi cầm bút dẫn đến viết chữ nhỏ, nét chữ ngoằn ngoèo, khoảng cách chữ gần như sít lại.Triệu chứng của bệnh Parkinson điển hình là run, cứng cơ, khó vận độngRối loạn dáng đi khiến bệnh nhân thường nghiêng sang một bên, khó giữ thăng bằng cũng như di chuyển cơ thể nên cần đi nhiều bước nhỏ liên tục mới có thể xoay người.Triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson cũng là nguyên nhân gây tàn tật giai đoạn muộn, rất khó chữa trị.
Thay đổi xúc cảm
Trầm cảm, phản ứng chậm chạp, tinh thần suy sụp, vận động không tự chủ, lo âu, hoang tưởng, đa nghi, sợ hãi, tính tình nóng nảy, bi quan…
Yếu tố sinh lý
Đôi khi bệnh nhân Parkinson gặp khó khăn trong diễn đạt, phát ngôn, có thể nói ngọng, nói đều chứ không có ngữ điệu, thậm chí không nói được, giảm phản xạ nuốt khi ăn, chảy nước dãi, nước mũi…
Triệu chứng rối loạn
- Rối loạn thần kinh thực vật: tăng tiết, phù, rối loạn tiêu hóa, rối loạn bàng quang cấp, hạ huyết áp tư thế đứng, táo bón, đổ mồ hôi, suy giảm chức năng sinh dục.
- Rối loạn tâm thần: trầm cảm, có thể sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng. Thay đổi về tâm thần ảnh hưởng khoảng 15-30% bệnh nhân Parkinson.
Rối loạn cảm giác, đau hoặc thắt nghẹt ở bắp chân, vai
Tuy không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể phẫu thuật điều chỉnh một số vùng não hoặc dùng thuốc giúp cải thiện triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson.
10 dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson do nhà y học James Parkinson mô tả lần đầu tiên năm 1817. Parkinson là bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa.Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, con người sẽ đi đứng khó khăn, cử động chậm chạp, tay chân run cứng.Khi bệnh tiến triển, nó phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt dopamine, một chất truyền thần kinh có thể gửi tín hiệu lên não để điều khiển vận động.Tuổi khởi phát bệnh trung bình là khoảng 60 nhưng hiện tại bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân khởi phát bệnh khi mới 30-40 tuổi.Dưới đây là những dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson:
1. Run hoặc lắc
Tần số run khoảng 3-5 lần 1 giây, thường run ở đầu ngón tay, cằm và môi, bệnh nặng có thể run cẳng tay, bàn tay. Bệnh thường run khi nghỉ, nếu cử động, run lại giảm đi.
2. Giảm khả năng giữ thăng bằng
Bệnh nhân Parkinson khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã, bị chấn thương. Khi đi thường kéo lết chân, hai tay khép sát vào thân mình, dáng đi còng xuống, chúi về phía trước.
3. Choáng váng khi thay đổi tư thế
Người bệnh thường đứng không vững. Cử động cơ thể khó khăn, đi bộ chậm chạp, khó xoay trở người khi di chuyển.
4. Giọng nói yếu ớt
Tiếng nói nhỏ, khó nghe. Ở giai đoạn bệnh nặng, nhiều người còn bị mất giọng.Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson là run, cứng đờ cơ bắp
5. Giảm cảm giác về mùi
Người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh giảm khả năng phân biệt mùi hôi, mùi dưa chua hoặc mùi cay. Khứu giác bệnh nhân càng suy giảm khi bệnh nặng.
6. Cứng cơ bắp
Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện. Khi người khác co duỗi tay, chân của bệnh nhân có cảm giác đang nhấc vật nặng.
7. Rối loạn giấc ngủ
Người mắc bệnh Parkinson có những dấu hiệu về thần kinh như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Thỉnh thoảng họ hét lên, đấm đá, tấn công người khác hoặc nghiến răng.
8. Thay đổi chữ viết tay (chữ ký)
Do gặp khó khăn khi cử động các ngón tay nên bệnh nhân Parkinson viết chữ nhỏ dần, viết khít, chậm và khó đọc.
9. Vấn đề đường ruột
Người lớn tuổi có thể bị táo bón hoặc các rối loạn tiêu hóa, nhưng đây cũng là dấu hiệu của bệnh Parkinson.Sự khác biệt giữa táo bón thông thường và táo bón do bệnh Parkinson là bệnh nhân luôn có cảm giác no lâu mặc dù ăn rất ít.
10. Thay đổi tính cách
Mệt mỏi, căng thẳng, tính khí thất thường là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân Parkinson nhưng người thân thường không chú ý.Nếu phát hiện mắc bệnh Parkinson thì người bệnh nên điều trị bằng thuốc càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh Parkinson
Y học hiện đại vẫn chưa có cách chữa khỏi hẳn bệnh Parkinson. Tuy nhiên, có nhiều thuốc làm giảm triệu chứng bệnh rất tốt.Những thuốc này giúp làm giảm run, giảm cứng đờ và vận động chậm chạp do bệnh gây ra. Ngoài ra, một số thuốc mới cũng giúp bệnh chậm phát triển.Điều trị bệnh Parkinson thường khó khăn do thuốc có nhiều tác dụng phụ và người bệnh dễ nhờn thuốc khi dùng trong thời gian dài (5-7 năm), do vậy nên phối hợp dùng thuốc với vật lý trị liệu, tập thể dục, chế độ ăn hợp lí hoặc phẫu thuật kích thích não sâu (DBS).Thuốc điều trị bệnh Parkinson giúp làm giảm run, giảm cứng đờ
- Levodopa là dạng tiền chất của dopamin, có hiệu quả nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, dùng thuốc dài ngày có thể gặp một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, hoang tưởng, ảo giác...
- Chất chủ vận dopamin (có tác dụng tương tự dopamin): có thể dùng thay thế dopamin để giảm các triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc dài ngày có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, buồn ngủ, rối loạn tâm thần...
Phác đồ điều trị tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh. Dùng thuốc không thể chữa khỏi bệnh Parkinson nhưng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Tùy theo thể trạng, bệnh nhân cần khám định kì để bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh liều lượng thuốc cũng như phối hợp thuốc trong điều trị bệnh Parkinson.Bởi vì đa số các triệu chứng của bệnh là do thiếu hụt chất dopamin, nên người ta đã chế ra các thuốc nhằm thay thế cho dopamin, hoặc bắt chước tác dụng của dopamin trên não.Các thuốc này làm giảm run, giảm cứng đờ và chậm chạp do bệnh Parkinson gây ra. Gần đây, người ta còn nghiên cứu một số thuốc mới nhằm làm chậm quá trình bệnh lại. Việc dùng thuốc không chữa tiệt căn được bệnh, nhưng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rất nhiều, nhiều người bệnh có thể duy trì cuộc sống và công việc gần bình thường nhờ thuốc.Thuốc chính yếu được dùng cho bệnh Parkinson là levodopa, với các tên thường dùng ở Việt Nam là Madopar, Syndopa, Sinemet… Những thuốc này rất hiệu quả cho bệnh, nhất là trong 3-5 năm đầu, người ta gọi là tuần trăng mật của thuốc.Tuy nhiên, dùng liều cao và kéo dài có thể có vài biến chứng muộn về sau, như loạn vận động, ảo giác, hiện tượng tác dụng thuốc trở nên thất thường. Vì vậy, trong giai đoạn bệnh nhẹ người ta cố gắng dùng loại thuốc khác, và về sau cũng phối hợp thuốc với nhau, đó là các thuốc như pramipexole, ropinirole.Ngoài ra còn có nhiều thuốc khác nữa, như apomorphine, bromocriptine, pergolide, rasagiline, selegiline, entacapone, tolcapone, amantadine …
Phòng tránh bệnh Parkinson - những điều cần lưu ý
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) trên 48.000 nam giới cho thấy, những người ít vận động có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson lên tới 50%.Duy trì luyện tập thường xuyên, đặc biệt là đi bộ xoay người, kết hợp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể giúp phòng tránh bệnh Parkinson.
Chế độ luyện tập
- Vận động thường xuyên làm hệ cơ khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh Parkinson và giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Đi bộ và xoay người: đi theo đường thẳng, bước từng bước dài, tách hai chân để giữ thăng bằng, đi thành đường cung tròn để xoay người. Đây là phương pháp tập luyện tốt nhất giúp phòng tránh bệnh Parkinson.
- Đứng lên ngồi xuống: chọn ghế tựa có tay vịn, đứng lên nghiêng người về phía trước, hai tay vịn vào thành ghế để đẩy lên. Ngồi xuống bằng cách quay lưng về phía ghế, nghiêng người về trước, dùng hai tay vịn thành ghế để hạ thấp người.
- Phòng tránh bệnh Parkinson hiệu quả bằng việc duy trì luyện tập thường xuyên
- Kéo vai: ngồi hoặc đứng thẳng lưng, hai tay để phía trước, bàn tay áp sát khuỷu tay. Đưa hai tay ra hai bên cho hai bả vai sau lưng co gần nhau. Đưa tay về vị trí cũ ở trước mặt, lặp lại 10 lần.
- Vặn người: Ngồi trên ghế, hai tay để trên vai, xoay thân người trên từ phải qua trái và ngược lại, lặp lại 10 lần.
- Ngồi khỏi giường khi đang nằm: xoay người nằm nghiêng, co hai đầu gối lại. Đặt hai chân ra khỏi giường, dùng hai tay chống trên mặt giường để ngồi dậy.
- Đi khi đang ngồi: ngồi trên ghế có lưng tựa, nhấc đầu gối phải và trái lên cao như đi bộ, lặp lại 10 lần.
Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lí, ăn đủ chất, nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước; ngoài ra, ăn quả mọng, uống trà xanh, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại… cũng góp phần phòng tránh bệnh Parkinson hiệu quả.
- Vitamin D: bảo vệ các tế bào thần kinh - vốn mất đi ở bệnh nhân Parkinson.
- Hầu hết vitamin D được cơ thể tổng hợp khi tắm nắng thường xuyên và từ thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc, sữa chua, sữa đậu nành… Dưỡng chất này giúp bảo vệ xương, phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường týp 2.
- Uống trà xanh: Chất Polyphenol trong trà xanh ngăn không cho độc tố MPP giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não, giúp phòng tránh bệnh Parkinson.
- Ăn quả mọng: dâu tây, nho, việt quất, mâm xôi... chứa chất chống oxy hoá flavonoid, tốt cho cơ thể phòng tránh bệnh Parkinson, ngừa chứng mất trí nhớ, ổn định huyết áp.
- Sử dụng cà phê hợp lý: giúp giảm triệu chứng thèm ngủ ban ngày - dấu hiệu thường gặp ở bệnh Parkinson.
- Uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày giúp cải thiện khả năng vận động. Một lượng cà phê vừa phải ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sỏi mật, Alzheimer…
- Ớt: Thói quen ăn ớt thường xuyên 2 bữa/tuần tốt cho hệ thần kinh, giảm 30% nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Nghỉ ngơi hợp lí, ăn đủ chất, uống nhiều nước giúp phòng tránh bệnh Parkinson
- Một số thực phẩm khác như khoai tây, cà chua, cà tím hạt tiêu giúp giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Tránh xa môi trường độc hại: tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc phơi nhiễm hóa chất công nghiệp khiến nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 6 lần.
- Hãy rửa sạch các loại thực phẩm dưới vòi nước mạnh để loại bỏ các hóa chất, vi khuẩn. Nếu có điều kiện, bạn nên tự trồng rau, củ, quả sạch cho gia đình.
- Phòng tránh bệnh Parkinson ở người cao tuổi cần lưu ý: vận động nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh điều độ, duy trì nếp sống lành mạnh, hạn chế nơi có tiếng ồn, tránh thay đổi cảm xúc đột ngột…
- Duy trì việc tập luyện thường xuyên, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh giúp bạn phòng tránh bệnh Parkinson.
Wellcare
(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)