Giảm bạch cầu (Lượng bạch cầu trong máu thấp)

Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng). Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên
Monday, 16/10/2017

(Hình minh họa)

Định nghĩa

Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng).Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên mỗi microlit (MCL) máu được coi là giảm bạch cầu. Đối với trẻ em, lượng bạch cầu ở ngưỡng bình thường sé khác nhau theo độ tuổi.Tuy nhiên, một số người khỏe mạnh có số lượng tế bào bạch cầu ít hơn mức thông thường nhưng vẫn được xem là bình thường đối với cơ thể họ.

Nguyên nhân

Tế bào máu trắng được tạo ra từ tủy xương - các mô xốp bên trong một số xương lớn. Giảm bạch cầu thường được gây ra bởi:

  • Nhiễm virus làm gián đoạn tạm thời chức năng tủy xương.
  • Một số rối loạn bẩm sinh liên quan đến sự suy giảm chức năng tủy
  • Ung thư (hoặc các bệnh khác làm tổn thương tủy xương)
  • Bệnh tự miễn làm phá hủy các tế bào bạch cầu hoặc các tế bào tủy xương
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng khiến việc sử dụng các tế bào bạch cầu nhanh hơn quá trình sản sinh
  • Thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, làm phá hủy bạch cầu
  • Bệnh Sarcoidosis (gây ra do sự phát triển của các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau – thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.)

Các nguyên nhân cụ thể của giảm bạch cầu gồm:

  • Thiếu máu không tái tạo
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • HIV/AIDS
  • Hypersplenism (tăng hoạt lách) - sự phá hủy sớm các tế bào máu do lá lách
  • Lao (và các bệnh nhiễm trùng khác)
  • Hội chứng Kostmann - một rối loạn bẩm sinh liên quan đến giảm bạch cầu trung tính
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh lupus
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác
  • Suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin
  • Hội chứng loạn sản tủy (Myelodysplastic syndromes) - là tình trạng tủy xương không sản xuất ra đủ các tế bào máu khỏe mạnh.
  • Myelokathexis - Một rối loạn bẩm sinh ngăn cản bạch cầu trung tính đi vào máu.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Giảm bạch cầu thường chỉ được phát hiện khi bác sĩ chỉ đinh xét nghiệm máu để xác định một bệnh lý nào đó của bạn. Hiếm khi được phát hiện một cách tình cờ. Hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về kết quả xét nghiệm. Lượng bạch cầu giảm đi kèm với các kết quả xét nghiệm khác có thể chỉ ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm bổ sung để theo dõi tình trạng bệnh.Vì giảm bạch cầu mãn tính khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp phòng ngừa để tránh các bệnh truyền nhiễm. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng. Bạn cũng nên đeo mặt nạ và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc các bệnh khác.

Biên dịch bởi Wellcare(Nguồn: Mayo Clinic)

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved