Chảy máu mũi (Chảy máu cam)

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu
Monday, 16/10/2017

Chảy máu mũi. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu cam được coi là thường xuyên nếu xảy ra nhiều hơn 1 lần mỗi tuần.

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Lớp niêm mạc mũi có nhiều mạch máu rất nhỏ nằm gần bề mặt và dễ bị tổn thương.

Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi là:

  • Không khí khô - Khi màng mũi bị khô, chúng sẽ dễ bị chảy máu và nhiễm trùng hơn.
  • Ngoáy mũi.

Các nguyên nhân khác gây chảy máu mũi gồm:

  • Viêm xoang cấp tính
  • Dị ứng
  • Dùng aspirin
  • Rối loạn đông máu (và các rối loạn chảy máu khác)
  • Chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu), như warfarin và heparin
  • Kích ứng với hóa chất, như amoniac
  • Viêm xoang mạn tính
  • Sử dụng cocain
  • Cảm lạnh thông thường
  • Vẹo vách ngăn mũi
  • Dị vật trong mũi
  • Thường xuyên dùng thuốc xịt mũi, chẳng hạn như thuốc được dùng để điều trị dị ứng
  • Viêm mũi dị ứng
  • Chấn thương mũi.

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Uống rượu
  • Giãn mao mạch xuất huyết di truyền
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Bệnh bạch cầu
  • Polyp mũi
  • Phẫu thuật mũi
  • Khối u trong mũi
  • Tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (3 tháng giữa thai kỳ).

Thông thường, chảy máu mũi không phải là dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp cao. Huyết áp cao nghiêm trọng có thể kéo dài và làm tình trạng chảy máu mũi tệ hơn, mặc dù rất hiếm xảy ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp chảy máu mũi không nghiêm trọng và sẽ hết.

Đến bệnh viện ngay nếu chảy máu mũi:

  • Do chấn thương, như tai nạn xe hơi
  • Nhiều hơn bình thường
  • Làm cản trở việc thở
  • Quá 30 phút ngay cả khi đã bịt chặt mũi
  • Xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Không tự mình đến phòng cấp cứu nếu bạn đang mất nhiều máu. Gọi 115 hoặc bệnh viện gần nhất hoặc nhờ ai đó chở bạn đi.Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng trên kênh khám từ xa Wellcare nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam, hoặc khi bạn không thể ngưng việc chảy máu lại dễ dàng. Quan trọng là xác định được nguyên nhân gây chảy máu cam thường xuyên.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Phan Quốc Bảo

Trưởng liên khoa Mắt-Răng Hàm Mặt-Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Ngọc Linh TP.HCM; Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quận 5; “On-call doctor” của phòng khám quốc tế SOS TP.HCM.Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2.

Bs. Lê Hồ Xuân Duy

Bác sĩ Xuân Duy đang công tác tại chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.Chứng chỉ phẫu thuật nội soi mũi xoang, trường Đại học Y dược TP.HCM; Chứng chỉ đào tạo CME online The Harvard Medical School; Chứng chỉ đào tạo liên tục về bệnh lý Tai - Mũi - Họng...

Biên dịch bởi Wellcare(Nguồn: Mayo Clinic)

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved