Nghiện trò chơi điện tử (Video game)

Người nghiện video game chơi game quá nhiều, cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội, sự tập chung của họ vào chơi game mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống. Khám từ xa với bác sĩ Cai nghiện để được tư vấn.
Monday, 28/05/2018

Cùng với sự phát triển của game online (trò chơi trực tuyến) trên mạng internet, bệnh nghiện game video ngày càng phát triển, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nghiện game online đang dần trở thành vấn nạn mà xã hội chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.Thuật ngữ chính xác cho bệnh này là nghiện trò chơi video (video game addicting). Hiện nay, hầu hết người chơi video game đều sử dụng máy tính có kết nối internet, vì thế họ thường chơi game trực tuyến. Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam (báo, tivi, radio, internet) đều sử dụng thuật ngữ nghiện game online để chỉ bệnh nghiện video game. Trong cuấn sách này, chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ nghiện game online để tiện cho việc trình bày.

Ảnh: The Friggin Loon

1. Lược sử

Báo cáo đầu tiên về nghiện game online có từ năm 1994, khi tạp chí Wired lưu ý rằng một số sinh viên chơi game tới 12 giờ mỗi ngày và không còn chú ý gì đến việc học hành.Tháng 8 năm 2005, tờ nhân dân nhật báo Trung Quốc cho rằng có hơn 20 triệu người nghiện game online ở nước này và đề xuất cấm chơi game quá 3-4 giờ mỗi ngày tại các điểm chơi game. Tháng 7 năm 2007, Trung Quốc yêu cầu người chơi game phải đăng ký và buộc các game thủ dưới 18 tuổi phải ngừng chơi tiếp nếu đã chơi đủ 3 giờ mỗi ngày. Trung Quốc cho rằng nếu game thủ chơi quá 3 giờ mỗi ngày thì sẽ bỏ bê 50% các công việc khác, tỷ lệ này lên đến 100% nếu game thủ chơi quá 5 giờ mỗi ngày. Đến năm 2008, nhiều ý kiến đã cho rằng nghiện game online là nguyên nhân hàng đầu gây ra bỏ học của sinh viên.Bộ quốc phòng Phần Lan cho biết trong thời gian từ năm 2000 đến 2005, có 13 binh sỹ nước này không thể hoàn thành nghĩa vụ quân sự vì nghiện game online.Tháng 7 năm 2007, tạp chí Perth ở tây Australia báo cáo một trường hợp học sinh nam 15 tuổi, bỏ tất cả các hoạt động khác do mải chơi game RuneScape. Bài báo đã so sánh nghiện game với nghiện heroin.Tháng 4 năm 2008, báo Telegram nước Anh đã khảo sát trên 391 người chơi trò chơi Asheron's Call và thấy rằng 3% bị kích động, mất ngủ, bỏ ăn và mất gần hoàn toàn các mối quan hệ xã hội.

2. Khái niệm

Bệnh nghiện video game được từ điển bách khoa toàn thư của nước Anh định nghĩa là xung động sử dụng máy tính để chơi trò chơi video đến mức cản trở cuộc sống bình thường. Người nghiện video game chơi game quá nhiều, cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội, sự tập chung của họ vào chơi game mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống.Theo báo cáo của hội đồng khoa học và sức khỏe cộng đồng của Mỹ, người nào chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày được coi là nghiện game máy tính. Học viện nhi khoa Mỹ cũng lấy tiêu chuẩn chơi game quá 2 giờ mỗi ngày để xác định người nghiện game online.

Nhà tâm thần học Michael Brody, đưa ra định nghĩa về game online, theo đó người nghiện game online phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau:

  • Người nghiện game online luôn đòi hỏi chơi game ngày càng nhiều để giữ được tình trạng tâm lý hiện tại của mình.
  • Nếu không được tiếp tục chơi game online, họ sẽ cáu gắt và cảm thấy rất khó chịu.

Nói một cách đơn giản thì những người nghiện game online là trở thành cáu kỉnh, có hành vi bạo lực hoặc bị ức chế nếu không được chơi game online trên máy tính. Những trẻ em nghiện game sẽ khóc lóc đòi chơi game, không ngủ, từ chối ăn uống hoặc không chịu làm gì.Mặc dù hiện nay chưa có chẩn đoán nghiện game online trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức y tế thế giới (ICD 10) và của hội tâm thần học Mỹ (DSM IV), nhưng các nhà tâm thần học trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại của bệnh nghiện game online và cho rằng bệnh này có những đặc điểm của nghiện ma túy, và trầm cảm.

3. Dịch tễ học.

Ngay từ năm 2005, Maressa Orzack đã cho rằng 40% số người chơi trò chơi World of Warcraft được xác định là nghiện game.Năm 2006, Mark Griffiths thống kê được tỷ lệ người nghiện game online trong số những người chơi game online ở nước Anh là 12%.Năm 2007, Michael Cai, cho rằng nghiện trò chơi trên video đã thực sự trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia châu Á, điển hình là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cho rằng 2,4% số người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 9 đến 39 bị nghiện game online và 10,2% số người trong độ tuổi này có nguy cơ bị nghiện game online.Năm 2007, tổ chức Harris Interactive đã điều tra trên 1187 thanh thiếu niên Mỹ tuổi từ 8 đến 18 về chơi game online, 81% số người được hỏi thừa nhận rằng họ chơi game ít nhất 1 lần trong tháng. Về thời gian chơi game có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nữ chơi game trung bình 8 giờ mỗi tuần, còn nam chơi 14 giờ mỗi tuần. Tỷ lệ nghiện game online được xác định là 8,5%.Kết quả điều tra của trung tâm nghiện và sức khỏe tinh thần Toronto trên 9000 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 cho thấy 10% số này chơi game từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.

4. Bệnh sinh

a. Yếu tố tâm lý

Không giống như nghiện ma túy, vai trò của yếu tố sinh học là không rõ ràng trong nghiện game online. Vai trò của yếu tố tâm lý là rất lớn trong bệnh sinh của nghiện game. Người nghiện game tìm thấy ở các trò chơi những điều mới mẻ, hấp dẫn cho cuộc sống của họ. Khi chơi game, họ cảm thấy thích thú, dễ chịu hơn. Ánh sáng, màu sắc, âm thanh và nội dung của game có sức quấn hút đối với người chơi game hơn các vấn đề trong cuộc sống thực tại.Dần dần, game ngày càng chiếm ưu thế trong các vấn đề mà họ quan tâm.

b. Yếu tố sinh học

Thực tế cho thấy, chỉ một tỷ lệ nhỏ người chơi game trở thành nghiện game. Khi chơi game, người ta nhận thấy não người chơi có sự tăng giải phóng dopamin, tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho người chơi, dần dần họ trở thành nghiện game.Ở những người nghiện game, người ta nhận thấy có sự sụt giảm đáng kể nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin tại khe si-nap ở não. Các xét nghiệm tìm kiếm serotonin trong huyết tương và trong dịch não tủy của người nghiện game cũng chứng tỏ điều này. Sự sụt giảm nồng độ serotonin giống với bệnh sinh của trầm cảm, vì vậy người nghiện game có các triệu chứng điển hình của trầm cảm và lo âu. Khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của nghiện game online thuyên giảm rõ rệt. Hiện người ta chưa rõ trầm cảm, lo âu là hậu quả của nghiện game hay là nguyên nhân gây ra nghiện game online.

5. Triệu chứng

Người chơi game online có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng của nghiện ma túy. Nhiều người trong số họ tập chung vào game còn nhiều hơn vào các vấn đề khác của cuộc sống. Khi trở thành nghiện game, họ sẽ bị trầm cảm với bieur hiện là mất hết các hứng thú và sở thích khác, lười vệ sinh cơ thể, sút cân, mất ngủ, bỏ bê công việc, tắt điện thoại và nói dối bạn bè về thời gian chơi game.Như vậy, người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng sau đây:- Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy- Nhóm triệu chứng trầm cảm

a. Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy

Game thủ sẽ được coi là nghiện game nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên:- Thèm chơi game: Người nghiện game tỏ ra quan tâm quá mức tới game online khi phải xa máy tính. Họ luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập chung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác.- Chơi game liên tục không nghỉ: Người nghiện game chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ. Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Họ có thể bào chữa về việc vào mạng là để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử, có thể nói dối để được chơi game.**- Không kiểm soát được việc chơi game: **Người nghiện game hoặc có nguy cơ nghiện game, không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính. Họ dự định chơi game online trong 15-20 phút, nhưng họ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ.**- Mất thời gian vì chơi game: **Người nghiện game tốn rất nhiều thời gian cho chơi game. Họ thường chơi nhiều giờ mỗi ngày. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm. 

Ảnh: Newsactive.biz

- Bỏ bê các công việc khác: Do tốn quá nhiều thời gian đến chơi game, họ không quan tâm đến các công việc khác. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân thiết với họ trước đây. Người nghiện game không học bài, không làm bài tập, không hoàn thành công việc ở cơ quan và ở nhà. Các trường hợp nặng, họ sẽ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa.**- Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu: **Người nghiện game tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình viết và không chịu đi chữa bệnh (sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game). Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu này. Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực.- Nói dối về thời gian chơi game: Khi bị hỏi về thời gian chơi game, họ sẽ che dấu sự thật bằng cách nối dối. Khi game thủ từ chối nói thật về thời gian chơi game, chứng tỏ có điều gì bất ổn. Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân dễ dàng nhận thấy người nghiện game nói dối.- Sử dụng sai về tiền bạc: Người nghiện game online thường tiêu tốn nhiều tiền để mua máy tính, màn hình, bộ loa. Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mền, phần cứng, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Họ có thể tiêu nhiều tiền để chơi game ở các điểm chơi game công cộng.- Cảm xúc không ổn định: Cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Trạng thái thất vọng này có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại bền vững cả ngày.

b. Nhóm triệu chứng trầm cảm

- Khí sắc trầm cảm: Đây là triệu chứng mà gần như tất cả người nghiện game đều có. Họ có nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã, các nếp nhăn giãn ra. Tình trạng khí sắc giảm bền vững trong cả ngày.Những người nghiện game là trẻ vị thành niên, khí sắc là kích thích, nghĩa là họ rất dễ nổi cáu vô cớ trong vài phút đến vài chục phút, sau đó lại trở về tình trạng khí sắc giảm.

Ảnh: 123RF.com

-** Mất hứng thú và sở thích:** Người nghiện game mất hầu hết các hứng thú và sở thích vốn có. Họ chỉ còn thích chơi game mà thôi và hầu như không còn hào hứng gì với âm nhạc, thể thao, hội họa, phim, ảnh, mua sắm, đi dã ngoại. Những người nghiện game hầu như không còn quan tâm gì đến bài vở, nhiều người đã trốn học để đi chơi game.- Mất ngủ: Người nghiện game luôn trong tình trạng mất ngủ. Họ được coi là mất ngủ nếu ngủ ít hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Nhưng thực tế, người nghiện game ngủ rất ít. Họ thường chơi game rất khuya, có thể đến 1-2 giờ sáng. Nhiều trường hợp người nghiện game chơi thâu đêm.- Chán ăn, ăn ít: Do mất hết các ham muốn và sở thích, người nghiện game cũng không quan tâm gì đến bữa ăn. Họ ăn chiếu lệ, không có cảm giác ngôn miệng, vì thế họ ăn ít hơn bình thường. Chúng ta có lý do mà nghĩ rằng người nghiện game ăn chỉ để có năng lượng mà tiếp tục chơi game. Do ăn ít nên những người nghiện game đều gầy và sút cân rõ rệt.**- Rối loạn tâm thần vận động: **Hầu hết người nghiện game đều hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi ra ngoài đời thực. Họ suy nghĩ một cách khó khăn, chạm chạp, tăng khoảng nghĩ trước khi trả lời. Nhưng khi không được chơi game, họ đi lại liên tục và có thể trở thành kích động.- Giảm sút năng lượng: Năng lượng giảm sút, mệt mỏi và kiệt sức là triệu chứng hay gặp sau khi chơi game, nhất là ở những người chơi game thâu đêm. Họ hầu như không còn sức lực để làm bất cứ một việc gì, kể cả vệ sinh cá nhân.- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Khi ngừng chơi game, người nghiện có thể nhận ra rằng mình là một kẻ vô dụng vì không làm được việc gì ngoài chơi game. Họ cũng nhận thấy việc ngiện game là tội lỗi, nhưng ý nghĩ đó không đủ mạnh để buộc họ ngừng chơi game. Trái lại, người nghiện lại tiếp tục chơi game để chạy trốn các vấn đề của cuộc sống thực tại. Khi tình trạng nghiện game đã trở lên trầm trọng (chơi game ngày trên 5 giờ), cảm giác vô dụng và tội lỗi biến mất. Người nghiện game mất hoàn toàn khả năng phê phán về tình trạng chơi game của mình.- Khó suy nghĩ, tập chung hoặc ra quyết định: Do mọi suy nghĩ của người nghiện game chỉ tập chung vào các trò chơi trên máy vi tính, họ khó có thể tập chung suy nghĩ và chú ý vào các vấn đề khác. Hơn nữa, do khả năng học hành sút kém nên họ không đủ tri thức và không đủ tự tin để ra quyết định. Biểu hiện này rất rõ khi họ làm bài kiểm tra tại trường hoặc bị kiểm tra công việc ở cơ quan. Thái độ lúng túng hiện rõ trên nét mặt và hành vi. Do khó tập chung suy nghĩ và chú ý, kết quả học tập và làm việc của họ rất sút kém.**- Ý nghĩ muốn chết và hành vi tự sát: **Do không đạt kết quả như mong muốn khi chơi game, do xa lánh các vấn đề thực của cuộc sống, do bị gia đình và bạn bè chê trách, nhiều người nghiện game tỏ ra bi quan, chán nản. Lúc đầu họ nghĩ rằng chết quách đi cho xong. Ý nghĩ này lúc chỉ xuất hiện trong vòng một vài phút rồi hết. Về sau, họ luôn nghĩ đến cái chết, coi đó là một giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề cá nhân. Người nghiện game có thể chuẩn bị các thứ cần thiết cho tự sát. Nếu sau khi tự sát mà không chết, người nghiện game có thể lặp đi lặp lại hành vi này nhiều lần.

Ảnh: Cartoon-clipart.com

6. Tác hại của game online

Nhiều người cho rằng chơi game không tác hại bằng nghiện ma túy, nhưng chính game online là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống. Trẻ em chơi game 5-6 giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, để làm bài tập hoặc chơi thể thao. Điều này khiến người chơi game không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội. Thực tế cho thấy nhiều game thủ đã 21 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 tuổi. Những game thủ nhiều tuổi hơn thì có thể có các hành động rất liều lĩnh. Họ coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các qui định của pháp luật.Mặt khác, các triệu chứng của trầm cảm do nghiện game khiến sức khỏa về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng. Nặng nề nhất là ý định và hành vi tự sát vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này. Nhiều game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ.Tiêu tốn về tiền bạc do chơi game khiến người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền. Khi không có đủ tiền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình, họ có thể làm các việc phạm pháp như trộm cắp, cướp của, bán dâm, giết người để có tiền chơi game tiếp.

7. Chẩn đoán

Đến nay, chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho nghiện game online. Tiêu chuẩn đưa ra dưới đây chỉ là tạm thời, mặc dù được nhiều nhà tâm thần chấp nhận.A. Bệnh nhân chơi game online trên 2 giờ mỗi ngày.B. Có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:

  • Thèm chơi game
  • Chơi game liên tục không nghỉ
  • Không kiểm soát được việc chơi game
  • Mất thời gian cho chơi game
  • Bỏ bê các công việc khác
  • Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu bằng cách chơi game
  • Nói dối về thời gian chơi game
  • Sử dụng sai về tiền bạc
  • Có các triệu chứng của trầm cảm

8. Điều trị

a. Nguyên tắc

Điều trị nghiện game cũng giống như điều trị nghiện ma túy. Do máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện game có phần khó khăn hơn. Đối với người nghiện game, Chơi game online cũng quan trọng như ăn, uống và hít thở vậy. Cần phải làm các bước sau:- Ngừng hoàn toàn việc chơi game. Không thể cai nghiện game bằng cách giới hạn thời gian chơi game, điều này giống như nghe người nghiện rượu hứa rằng họ sẽ bỏ rượu mà chuyển sang uống… bia.- Cắt cơn cai nghiện game online bằng thuốc an thần và chống trầm cảm.- Điều trị củng cố chống tái phát.

b. Điều trị tấn công

Mục đích của điều trị tấn công là để cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của người nghiện game online. Tốt nhất là điều trị nội trú bệnh nhân tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần để đảm bảo bệnh nhân được cách ly tuyệt đối với game online. Điều trị nghiện game online giống như điều trị cai nghiện ma túy amphetamin, cụ thể như sau:

Phác đồ 1.

Tuần 1:1. Quetiapin 0,3 x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Zosert 100mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Clonazepam 2mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).Tuần 2:1. Quetiapin 0,3 x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Zosert 100mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Clonazepam 2mg x 1/2 viên/ngày (sáng 1/4 viên, tối 1/4 viên).Tuần 3:1. Quetiapin 0,3 x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Zosert 100mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Clonazepam 2mg x 1/4 viên/ngày (tối 1/4 viên).Tuần 4:1. Quetiapin 0,3 x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Zosert 100mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).

Phác đồ 2.

Tuần 1:1. Oleanzrapitab 10mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Mirtaz 30mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Lexomil 6 mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).Tuần 2:1. Oleanzrapitab 10mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Mirtaz 30mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Lexomil 6 mg x 1/2 viên/ngày (sáng 1/4 viên, tối 1/4 viên).Tuần 3:1. Oleanzrapitab 10mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Mirtaz 30mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).3. Lexomil 6 mg x 1/4 viên/ngày (tối 1/4 viên).Tuần 4:1. Oleanzrapitab 10mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Mirtaz 30mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).

c. Điều trị củng cố

Điều trị củng cố để chống tái nghiện, đây là công việc quyết định việc thành bại của cai nghiện game online. Điều trị củng cố gồm 2 phần tiến hành đồng thời với nhau:- Điều trị bằng thuốc- Các liệu pháp tâm lý-xã hội

* Điều trị bằng thuốc

Phác đồ 1.1. Quetiapin 0,2 x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).2. Zosert 100mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).Phác đồ 2.1. Oleanzrapitab 10mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).2. Mirtaz 30mg x 1 viên/ngày (tối 1 viên).

* Các liệu pháp tâm lý-xã hội

- Từ bỏ internetĐây lạ sự hy sinh rất lớn của các thành viên khác trong gia đình bệnh nhân nghiện game online. Game online sở dĩ hấp dẫn người chơi là do tính chất hấp dẫn, tính cạnh tranh cao và sự đổi mới liên tục của các trò chơi. Nhưng máy tính và internet lại là công cụ hữu hiệu giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống. Nhưng nếu có máy tính kết nối internet thì không có gì đảm bảo việc cai nghiện game online của bệnh nhân thành công. Bệnh nhân bị buộc phải từ bỏ game online hoàn toàn, nghĩa là không được chơi game dù chỉ 1 phút. Nhiều người đã lầm tưởng rằng chỉ cần giới hạn thời gian chơi mỗi ngày dưới 1 giờ là đủ. Điều này là sai lầm vì bệnh nhân nghiện game đã mất khả năng kiểm soát việc chơi game. Khi được chơi game 1 giờ mỗi ngày, họ lại muốn chơi game lâu hơn. Khi bị cấm ở nhà, họ sẽ tìm cách chơi ở nơi khác (ở cơ quan, ở quán internet).Để làm được điều này, những thành viên khác trong gia đình sẽ phải khắc phục sự thiếu internet tại nhà bằng cách dùng internet ở cơ quan. Họ có thể sử dụng điện thoại có 3G để kiểm tra thư điện tử và tìm kiếm một số thông tin đơn giản. Nên mã khóa điện thoại để người nghiện game không thể dùng điện thoại để chơi game.Với người nghiện là những người làm việc tại những nơi có tiếp xúc với máy vi tính có kết nối internet, họ sẽ phải chuyển sang làm những việc khác, thậm trí phải bỏ nghề để đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối internet. Đây là quyết định khó khăn bởi với nhiều người họ phải từ bỏ một công việc tốt. Nhưng thực tế, trong thời gian nghiện game, người nghiện cũng không thể làm được gì với công việc của mình.

Ảnh: Steemit.com

- Tăng cường các hoạt động thể lực và hoạt động văn hóaNgười nghiện game sẽ bị bắt buộc thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, đá bóng và bơi lội. Họ có thể thâm gia các chuyến tham quan, các hoạt động ngoại khóa (cắm trại) của trường và cơ quan để tăng cơ hội giao tiếp với xung quanh, quên đi cảm giác thèm chơi game và tăng khả năng hòa nhập với cuộc sống thực tại.Người nghiện game nên tham gia các hoạt động văn hóa như ca nhạc, ngâm thơ, đọc sách báo giấy để tìm hiểu về các vấn đề của cuộc sống. Sẽ là rất tốt nếu người nghiện game tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình.- Các liệu pháp tâm lýNgười nghiện game có thể tham gia vào liệu pháp tâm lý nhận thức-hành vi. Họ cũng có thể tham gia các nhóm trao đổi thông tin về cách thức vượt qua cảm giác thèm chơi game với những người khác.

* Thời gian điều trị củng cố

Chưa có số liệu nào về thời gian điều trị củng cố cho nghiện game online. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng phải điều trị nghiêm túc và đỳ đủ như nghiện ma túy. Vì vậy thời gian điều trị củng cố được khuyên là trong nhiều năm (tối thiểu 6 năm).

9. Tư vấn cho gia đình

a. Các dấu hiệu của nghiện game

Theo trung tâm hỗ trợ nghiện game online nước Anh, các dấu hiệu của nghiện game bao gồm:

  • Chơi game ngày càng nhiều về thời gian
  • Luôn nghĩ về game trong khi làm các việc khác
  • Người chơi game thoát ly với các vấn đề của cuộc sống thực tại, họ bị lo âu hoặc trầm cảm.
  • Nói dối gia đình và bạn bè để che dấu việc chơi game
  • Cảm thấy bồn chồn khi cố gắng ngừng chơi game

b. Tư vấn cho bố mẹ

Khi thấy con mình có các dấu hiệu của nghiện game online nêu trên, bố mẹ hãy xem con mình có các dấu hiệu sau đây không:- Ngây ngô, đần độ khi chơi game và một thời gian sau khi chơi- Hậu quả xấu do chơi game (kết quả học tập, các mối quan hệ…)- Phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian chơi gameNếu có thì cần nghi ngờ con mình đã bị nghiện game online và nên đưa đi khám ở các bác sỹ tâm thần.

PGS.TS Bùi Quang Huy - Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved