Chấn thương - Điện Giật

Thursday, 31/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn và kết luận từ chuyên gia y tế, hướng dẫn điều trị khẩn cấp hoặc quy trình đào tạo sơ cứu chính thức. Không sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc xây dựng kế hoạch điều trị cho bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nào mà chưa tham vấn trực tiếp với chuyên gia y tế. Nếu bạn đang ở trong một tình trạng y tế khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế ngay lập tức.

Mức độ ảnh hưởng do bị điện giật phụ thuộc vào loại dòng điện, điện áp cao như thế nào, dòng điện đi qua cơ thể như thế nào, sức khỏe tổng thể và nạn nhân đó đã được điều trị nhanh tới đâu.

Điện giật có thể gây bỏng hoặc có thể không để lại dấu vết rõ ràng nào trên da. Trong cả hai trường hợp, dòng điện vẫn đi qua cơ thể và có thể gây tổn thương bên trong cơ thể, gây ngừng tim hoặc các tổn thương khác. Trong một số trường hợp nhất định, ngay cả một luồng điện nhỏ cũng có thể gây tử vong.


Khi nào cần gọi bác sĩ?

Một người bị thương do tiếp xúc với điện nên được bác sĩ khám, kể cả khi bạn nhìn thấy tổn thương bên ngoài là không đáng kể.

Lưu ý trước khi sơ cứu bỏng điện

  • Không chạm vào người đó nếu họ vẫn còn tiếp xúc với dòng điện.
  • Gọi 115 hoặc số cấp cứu tại địa phương nếu nguồn gây bỏng là dây điện cao thế hoặc do sét đánh. Không đến gần dây điện cao thế cho đến khi tắt nguồn. Các đường dây điện trên cao thường không được cách điện. Hãy đứng cách xa ít nhất khoảng 6 mét — và đứng xa hơn nếu dây điện di chuyển và phát ra tia lửa.
  • Không di chuyển người bị điện giật, trừ khi nhận thấy có nguy hiểm bắt buộc phải làm vậy.

Khi nào gọi cấp cứu?

Gọi cấp cứu nếu thấy nạn nhân bị:

  • Vết bỏng nặng
  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Có vấn đề về nhịp tim
  • Tim ngừng đập
  • Đau và co thắt cơ
  • Co giật
  • Mất ý thức

Trong khi chờ cấp cứu, Sơ cứu ngay lập tức

  • Tắt nguồn điện nếu có thể. Nếu không, hãy di chuyển nguồn điện ra xa cả bạn lẫn bệnh nhân, bằng một vật khô, không dẫn điện làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc gỗ.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người đó không không có dấu hiệu tuần hoàn, chẳng hạn như thở, ho hoặc cử động.
  • Cố gắng giữ đừng để bệnh nhân bị lạnh.
  • Sử dụng băng gạc, che phủ bất kỳ khu vực bị bỏng nào bằng băng gạc vô trùng, nếu có, hoặc một tấm vải sạch. Không sử dụng chăn hoặc khăn tắm vì lông tơ hoặc sợi chỉ rời có thể dính vào vết bỏng.

Biên dịch bởi Wellcare (Nguồn: Mayo Clinic) - 01-07-2022

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved