Cảnh báo nguy hiểm từ hoạt chất ma túy trong miếng dán chống say xe
Nhiều trẻ nhỏ sau khi sử dụng miếng dán chống say xe có thể bị một số tác dụng phụ như hoảng loạn, rối loạn tâm thần, nói sảng, ảo giác, ngủ li bì… mà nhiều người thường nhầm lẫn trẻ bị viêm não. Tuy nhiên, thực chất đây là do tác dụng phụ của miếng dán chống say xe bởi trong miếng dán say xe có chứa hoạt chất scopolamine – một hoạt chất được biết đến như một loại ma túy với tên gọi “hơi thở của quỷ”.
Nhiều trẻ nhỏ sau khi sử dụng miếng dán chống say xe có thể bị một số tác dụng phụ như hoảng loạn, rối loạn tâm thần, nói sảng, ảo giác, ngủ li bì… mà nhiều người thường nhầm lẫn trẻ bị viêm não. Tuy nhiên, thực chất đây là do tác dụng phụ của miếng dán chống say xe bởi trong miếng dán say xe có chứa hoạt chất scopolamine – một hoạt chất được biết đến như một loại ma túy với tên gọi “hơi thở của quỷ”.
Miếng dán chống say xe
Miếng dán chống say xe thường được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng. Cách sử dụng là dùng dán phía sau tai trước khi đi tàu xe vài tiếng để ngừa say tàu xe. Đối với người lớn, một miếng dán có thể dùng trong 72 giờ còn trẻ em từ 8 - 15 tuổi hay người lớn có trọng lượng dưới 40kg thì chỉ dùng 1/2 miếng.
Theo các chuyên gia y tế, một số người dùng miếng dán chống say xe có thể gặp tác dụng phụ do ngộ độc hoạt chất scopolamine có trong miếng dán. Hoạt chất scopolamine còn được biết đến với tên gọi “hơi thở của quỷ”, là một loại ma túy có tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, có thể làm trẻ loạn thần hay có những triệu chứng tương tự bệnh viêm não như hoảng loạn, mê sảng, ảo giác, ngủ li bì.
Tuy trên bao bì miếng dán ghi chỉ không được dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Tuy nhiên thực tế thì độ tuổi không nên dùng là dưới 12 tuổi bởi rất nhiều trẻ 9 - 10 tuổi đã gặp phải tác dụng phụ. Điều đáng nói là những biểu hiện do tác dụng phụ của miếng dán chống say xe có phần giống như biểu hiện của bệnh viêm não nên trong nhiều trường hợp nếu người nhà bệnh nhân không khai báo, các bác sĩ có thể chẩn đoán sai lầm gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Do vậy, nếu phụ huynh nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi dùng miếng dán cần đưa trẻ đi viện ngay và nhớ khai rõ với bác sĩ về việc đã sử dụng miếng dán.
Một loại ma túy cực độc
Scopolamine (hay còn có tên gọi khác là Burundanga, Hơi thở của quỷ) là một loại ma túy hay mê dược, được bào chế từ cây Borachero ở Colombia. Loại chất này có khả năng làm mất đi thần trí của con người và đưa con người vào trạng thái bị thôi miên.
Chất này cũng được coi là loại thuốc đáng sợ nhất thế giới mà các băng nhóm tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.
Chất Scopolamine có đặc điểm chung là không màu, không mùi và không vị, dễ bay hơi nhưng lại có khả năng tạo ra những giấc mơ kỳ lạ cho con người khi hít phải thuốc này. Do cấu trúc hoá học, thuốc có thể gây ra tình trạng hoang tưởng, ảo giác rất mạnh.
Đặc biệt, chất Scopolamine còn có tác dụng phụ làm tim đập nhanh hơn và gây ra tình trạng kích động, nếu sử dụng liều cao có thể gây sốc thuốc dẫn đến tử vong.
Lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe
Hiện nay do nhu cầu đi lại cao nên miếng dán chống say xe thường được nhiều người sử dụng. Để tránh gặp phải các phản ứng phụ của miếng dán, người sử dụng cần lưu ý những điểm sau:
- Không dùng miếng dán cho phụ nữ có thai, người già, người mẫn cảm với scopolamine, người có bệnh về mắt, người suy giảm chức năng gan hoặc thận.
- Không dùng chung với cồn hay thuốc kháng histamin.
- Nếu gặp các hiện tượng như khô miệng, ngủ gà, đau ở mắt… thì người dùng cần gỡ miếng dán ra ngay.
- Nếu di chuyển trên 3 ngày thì phải thay miếng dán mới.
- Cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ và tránh lạm dụng miếng dán chống say xe nhiều lần.
Theo Nhà thuốc Bông Sen