Viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.

Viêm thanh quản là gì?

Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.

Triệu chứng, biểu hiện viêm thanh quản

Triệu chứng, biểu hiện viêm thanh quản

Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng ban đầu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc vướng như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Sau vài ngày, giọng nói người bệnh bị khản, thậm chí mất tiếng, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm.

Nguyên nhân viêm thanh quản

Nguyên nhân viêm thanh quản

Những nguyên nhân như: nói to, nói nhiều, nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm,... đều dẫn tới viêm thanh quản.

Các yếu tố nguy cơ viêm thanh quản

Các yếu tố nguy cơ viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng tiếng nói là công cụ làm việc chính như: giáo viên, bán hàng, dẫn chương trình, diễn giả,… Các trường hợp này, viêm thanh quản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mà mình yêu thích. Do đó, nắm bắt được biểu hiện ban đầu của viêm thanh quản là điều rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị đối với mỗi bệnh nhân.

Điều trị viêm thanh quản

Điều trị viêm thanh quản

Thông thường, để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh và sử dụng nước muối sinh lý súc họng. Song song với đó, bệnh nhân cần giữ ấm vùng mũi, họng, ngực, mặc ấm, cần tránh để thanh quản phải làm việc quá sức. Nếu bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nướu răng cần chữa sớm để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản. Với những người sử dụng giọng nói liên tục, cần uống nhiều nước để làm ẩm thanh quản, nên ngắt quãng khi nói để có thời gian cho thanh quản nghỉ ngơi. Nếu bị viêm thanh quản kéo dài, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, để bác sĩ khám và tư vấn điều trị.

Bài thuốc dân gian viêm thanh quản

Bài thuốc dân gian viêm thanh quản
Mất tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng phế và thận. Đông y cho rằng, phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh, thận chủ nạp khí (giúp thở sâu) và là nguồn gốc của âm thanh. Mất tiếng mới phát thuộc 'thực chứng', liên quan chủ yếu tới tạng phế, thường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn, mà gây nên bệnh.
Còn mất tiếng lâu ngày thuộc 'hư chứng', liên quan đến cả hai tạng phế và thận; thường do tinh khí bị thương tổn, phần âm của hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến 'hư hỏa, thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh. Do vậy, khi bị mất tiếng có thể căn cứ vào từng chứng trạng biểu hiện để chọn lựa thức ăn, vị thuốc dùng cho phù hợp.

1. Đối với thực chứng gồm 5 thể:

* Thể ngoại cảm phong hàn: Biểu hiện cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn.
Bài thuốc: quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
* Thể phế nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
Bài thuốc: Cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
* Thể đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Bài thuốc: Cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
* Thể đờm uất ngưng lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt.
Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
* Thể phong tà uất bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù.
Bài thuốc: ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.

2. Đối với hư chứng gồm 3 thể:

* Thể phế âm hư: Giọng nói khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác.
Bài thuốc: Tang diệp 6 - 12g, hồ ma nhân 4g, mạch môn đông 20g, thạch cao 12g, a giao 4 - 12g, tỳ bà diệp 6 - 12g, hạnh nhân 3 - 4g, nhân sâm 5g, cam thảo 4g. Sắc uống sau ăn 30 phút, ngày 1 thang, chia 3 lần.
* Thể thận âm hư: Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược.
Bài thuốc: Sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.
* Thể uất nộ khí nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền.
Bài thuốc: Tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.

Phòng ngừa viêm thanh quản

Phòng ngừa viêm thanh quản
  • Uống nhiều nước. Nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch
  • Hạn chế rượu và caffein để đề phòng khô họng.
  • Không để nhiễm lạnh.
  • Điều trị triệt để các viêm nhiễm vùng hầu họng.
  • Hạn chế nói nhiều.
  • Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhày hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Xơ cứng bì (scleroderma – “derma” có nghĩa là “da” hay “bì” và “sclero” có nghĩa là “xơ cứng”) là một nhóm các bệnh hiếm gặp liên quan đến sự xơ cứng hoặc siết chặt của da và mô liên kết (mô sợi tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể).

  • 17-10-2018

    Bạch tạng được xác định là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự giảm sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt) hoàn toàn hay không hoàn toàn. Do đó những người bị bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác

  • 28-05-2018
    Cơn co giật xảy ra khi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trở nên bất thường. Cơn co giật có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, ý thức, hoặc vận động.
  • 28-05-2018
    Glaucoma, trong dân gian còn gọi là cườm nước (miền Nam) hoặc thiên đầu thống (miền Bắc), là một bệnh ở mắt có thể gây giảm và mất thị lực. Hãy tưởng tượng con mắt chúng ta giống như một quả cầu chứa phần lớn là chất lỏng và chia thành 2 ngăn, trong
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày). Phụ nữ tiền mãn kinh cũng xuất huyết nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt của mình nhưng phần lớn không nghiêm
  • 28-05-2018
    Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc nằm ở trên da, nguyên nhân gây tắc thường là do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn, khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và dần chuyển sang màu đen. Mụn đầu đen khác với mụn đầu trắng, đó cũng là một loại mụn