Viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài cũng là một dạng viêm tai phổ biến xảy ra khi ống tai bị tổn thương và khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm ở bên dưới da và phát triển.

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Bệnh viêm tai ngoài cũng là một dạng viêm tai phổ biến xảy ra khi ống tai bị tổn thương và khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm ở bên dưới da và phát triển.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm tai ngoài

Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm tai ngoài
  • Ngứa, đau tai
  • Ngứa & đau tăng thêm khi tai bị cử động bởi các động tác nhai, hắt hơi, ...
  • Có khi có cảm giác lùng bùng lổ tai & không nghe thấy gì.
  • Có thể chảy dịch vàng.

Nguyên nhân viêm tai ngoài

Nguyên nhân viêm tai ngoài

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài chúng ta sẽ thấy đó chính là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, một loại vi khuẩn sống trong môi trường đất, nước và chúng thường có kích thước siêu nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài
  • Bơi lội nhiều, tắm gội nhiều hoặc bị nước vào tai
  • Ráy tai nhiều cũng có nguy cơ bị viêm tai ngoài
  • Ráy tai bằng vật cứng gây tổn thương tai, hoặc dùng móng tay để cạy ráy tai cũng gây ra tổn thương tai.
  • Các loại bệnh ngoài da như vẩy nến ở tai ngoài cũng gây ra viêm.

Điều trị viêm tai ngoài

Điều trị viêm tai ngoài

Thông thường, bệnh viêm tai ngoài được điều trị bằng thuốc nhỏ tai, trong trường hợp nếu bị nhiễm trùng sẽ phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa viêm tai ngoài

Phòng ngừa viêm tai ngoài

Tuân thủ theo các cách chữa trị sau sẽ giúp cho bệnh giảm đáng kể. Đó chính là các biện pháp như giữ tai thật khô ráo trong 7-10 ngày, không để nước lọt vào tai nhất là khi tắm gội, không đi bơi, không được tự ý nhét các vật vào tai. Luôn giữ cho tai thật khô ráo, không cho các vật vào tai vì có thể gây kích thích tai hoặc làm tổn thương ống tai. Đặc biệt, khi ra các hàng cắt tóc, đề nghị nhân viên sử dụng dụng cụ lấy ráy tai riêng cho mỗi người. Khi đi bơi lội, tránh bơi ở những nơi đã bị đóng cửa do ô nhiễm, lau khô tai sau khi bơi.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương.
  • 28-05-2018
    Rối loạn dây thần kinh trụ, hay còn gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại vi, là sự viêm dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay và bàn tay, có nhiệm vụ tạo cảm giác cho các phần của bàn tay và ngón tay (ngón
  • 28-05-2018
    Rối loạn ham muốn: Khi bạn không quan tâm hay có ít ham muốn trong quan hệ tình dục hơn thường ngày.
  • 28-05-2018
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí lâu ngày kèm với viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hay cả hai. Tình trạng tắc nghẽn này tăng dần theo thời gian. Viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo
  • 18-09-2018

    Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực

  • 17-10-2018

    Sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thì bị ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng mức, bệnh nhân có thể tử vong do ngưng thở. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế