Thoát vị hoành

Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực

Thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.

(Ảnh minh họa)

Cơ hoành là một cấu trúc cân - cơ hình vòm, phân chia hai khoang ngực và bụng, có vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh lý hô hấp. Cơ hoành cấu tạo gồm hai phần: phần cân ở trung tâm và phần cơ ở ngoại vi. Phần cơ của cơ hoành có ba nguyên uỷ: phần ức, phần sườn và phần lưng.
Khi cơ hoành hạ xuống đồng nghĩa với việc tăng thể tích khí lưu vào phổi và ngược lại. Như vậy, khi cơ hoành bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng khí ra vào phổi, gây thiểu sản phổi, suy hô hấp...
Tần suất mắc bệnh, trong khoảng 1/5.000 - 1/2.000 trẻ sơ sinh sống. Thoát vị hoành bẩm sinh thường gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%. Thoát vị hoành bẩm sinh cả hai bên rất hiếm.

Triệu chứng của thoát vị hoành

Nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng liên quan đến thoát vị hoành. Khi triệu chứng xảy ra, có thể liên quan đến trào ngược dạ dày - thực quản và bao gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản.
Một số người bị thoát vị hoành có thể đau ngực và dễ dàng bị nhầm lẫn với một cơn đau tim. Điều quan trọng là cần phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
Khi đã được chẩn đoán thoát vị hoành và có kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bí đại tiện hoặc trung tiện thì có thể đó là thoát vị nghẹt hay tắc nghẽn. Đây là những trường hợp cấp và cần được can thiệp cấp cứu.

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh

  • Có triệu chứng suy hô hấp ngay sau đẻ: Trẻ khó thở tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng. Nghe phổi: rì rào phế nang cùng bên bị thoát vị giảm, tim bị đẩy sang bên đối diện, nghe thấy có tiếng nhu động ruột lên ngực. Nếu hồi sinh tim phổi bằng cách bóp bóng thì càng thấy trẻ tím hơn.
  • Viêm phổi tái phát nhiều thành từng đợt; khó thở; tắc ruột (bí trung, đại tiện, bú kém, nôn…); hoặc các dấu hiệu khi khám: nghe phổi thấy rì rào phế nang bên thoát vị giảm hơn bên lành, có tiếng nhu động ruột, ngực bên thoát vị phồng hơn, bụng lõm…

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Lồng ngực - Mạch máu trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Nguyên nhân gây thoát vị hoành

Trong hầu hết các bệnh nhân, nguyên nhân không được biết đến, nhưng thoát vị hoành thường là kết quả của nhiều yếu tố. Một số người phát hiện thoát vị hoành sau khi chịu một thương tích hay một áp lực dai dẳng trên các vùng xung quanh. Những người khác thì khi sinh ra đã có một điểm yếu hoặc một lỗ khuyết đặc biệt lớn. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng áp lực tăng lên trong khoang bụng từ ho, rặn khi đại tiện, mang thai và sinh đẻ, hoặc cả việc tăng cân đáng kể có thể góp phần phát triển thoát vị hoành.

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị hoành

Thoát vị hoành xảy ra thường xuyên hơn ở những người trên 50 tuổi, những người thừa cân (đặc biệt là phụ nữ), và những người hút thuốc.

Xét nghiệm phát hiện thoát vị

  • Chụp X-quang: thấy hình hơi của ruột trên lồng ngực, tim bị đẩy sang bên đối diện, mất đường liên tục của vòm hoành, nếu chụp ngực có bơm cản quang vào dạ dày thì thấy dạ dày và ruột nằm trên lồng ngực.
  • Siêu âm: sử dụng cho trường hợp thoát vị hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột, vòm hoành mất độ liên tục, gan nằm trên cơ hoành.

Điều trị thoát vị hoành

Điều trị ban đầu

Ngay khi có chẩn đoán, trẻ phải được đặt nội khí quản càng sớm càng tốt để hỗ trợ hô hấp.
Tránh không được hỗ trợ hô hấp bằng cách chụp mặt nạ và bóp bóng, vì điều này sẽ làm tăng đưa hơi vào trong dạ dày - ruột của trẻ và làm cho tình trạng trướng bụng ngày càng tăng.
Trẻ được cho giãn cơ và thở máy áp lực không quá 45mmHg vì phổi trong trường hợp này đã thiểu sản sẵn và rất dễ vỡ.
Luồn catheter động mạch rốn và nhĩ phải để điều trị và theo dõi, đặc biệt là các thông số về áp lực oxy, CO2.
Vai trò của hệ thống trao đổi oxy qua màng (ECMO: Extracorporal Membrane Oxygenation): hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong chưa được các tác giả thống nhất.

Điều trị phẫu thuật

  • Mê toàn thân và giãn cơ.
  • Đường mổ: thường dùng là đường ngang trên rốn bên trái, cũng có thể sử dụng đường giữa trên rốn, đường cạnh giữa, hay đường dưới sườn.

Kỹ thuật mổ (thoát vị hoành bẩm sinh qua Bochdalek):

  • Đưa trả toàn bộ tạng thoát vị về lại ổ bụng, cần chú ý cẩn thận khi đưa lách xuống vì rất dễ tổn thương cuống lách.
  • Nếu có túi thoát vị, nên cắt bỏ túi. Gặp trong 20% trường hợp.
  • Xử lý lỗ thoát vị:
    • Nếu lỗ nhỏ, dùng chỉ không tiêu 2/0 hay 3/0 khâu đóng lại.
    • Nếu lỗ lớn, cần cân nhắc giữa khâu một thì hay dùng miếng vá nhân tạo. Thông thường, do phần lớn tạng thoát vị lên ngực trong trường hợp lỗ lớn nên ổ bụng của trẻ rất kém phát triển. Nếu đóng một thì, trẻ rất dễ bị suy hô hấp do bụng quá căng trướng sau mổ. Vì vậy, nếu được, nên khâu vá lỗ thoát vị lớn bằng tấm nhân tạo như Teflon mesh hay tốt hơn như Goretex.
  • Đóng đường mổ bụng: Đóng bụng là một thì khó khăn trong phẫu thuật vá nhân tạo cho lỗ thoát vị lớn thoát vị hoành bẩm sinh và thoát vị cuống rốn bẩm sinh.
  • Đối với những trường hợp thoát vị lỗ lớn, đóng bụng thường đòi hỏi phải tạo hình bụng trước đó, thậm chí phải sử dụng mảnh ghép nhân tạo để che tạng. Sau đó, mỗi 1 - 2 ngày khâu hẹp mảnh ghép rồi đóng bụng muộn vào ngày thứ 7 - 10 sau mổ như kỹ thuật Schutter trong mổ thoát vị cuống rốn bẩm sinh.
  • Đặt dẫn lưu ngực nếu cần. Quan niệm còn khác nhau giữa các tác giả. Phần lớn các phẫu thuật viên không đặt dẫn lưu ngực mà chỉ dùng kỹ thuật hút đuổi khí trước khi hoàn tất thì khâu lỗ thoát vị.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị tật lỗ đái đổ thấp là tình trạng phát triển không hoàn chỉnh của dương vật làm cho miệng sáo (lỗ đái) không đến đúng vị trí bình thường của nó. Ở một trẻ trai bình thường, sau khi kéo da bao quy đầu lên trên để lộ quy đầu, chúng ta thấy lỗ đái nằm
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu của dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm, thậm chí có thể gây ra ung thư dương vật. Hẹp bao quy đầu còn
  • 28-05-2018
    Đây là bệnh gây ra do vi khuẩn Neisseria meningitidis - là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn và là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhiễm trùng huyết, đó là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây tổn thương
  • 17-10-2018

    Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong

  • 28-05-2018
    Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
  • 20-04-2021

    Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn trao đổi chất mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.