Viêm phổi do vi-rút

Viêm phổi do virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè hay từ người lớn mắc bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Bệnh thường gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy

Viêm phổi do vi-rút là bệnh gì?

Viêm phổi do virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè hay từ người lớn mắc bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh và nặng.
Bệnh thường gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy hô hấp, tiến triển rất nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng, tử vong hoặc có di chứng nặng nề.

Triệu chứng bệnh viêm phổi do vi-rút
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh viêm phổi do vi-rút

Triệu chứng lâm sàng

* Giai đoạn đầu

  • Phần lớn các trường hợp viêm phổi do vi-rút đều được khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên trong vài ngày (viêm mũi và ho). 
  • Giai đoạn này thường kéo dài trong 2 - 3 ngày với các triệu chứng: Ho khan, sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, chảy nước mắt, mũi, đau khớp. 
  • Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên là ăn kém, bỏ bú, quấy khóc...

* Giai đoạn toàn phát

  • Biểu hiện là các triệu chứng trên nhưng ở mức độ nặng hơn:  Sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, khó thở. 
  • Ở trẻ em: thở nhanh kèm theo rút lõm hõm ức, cơ liên sườn, phập phồng cánh mũi. 
  • Trường hợp nặng trẻ có thể miệt lả, li bì, thở rên, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng...

Nhìn chung, trên lâm sàng rất khó phân biệt giữa viêm phổi vi-rút với viêm phổi do vi khuẩn.

Triệu chứng cận lâm sàng

Để giúp cho chẩn đoán và điều trị, các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu và chụp X-quang, lấy dịch mũi họng để làm xét nghiệm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi do vi-rút

  • Do nhiều loại vi-rút hô hấp gây ra, nhưng hay gặp là virút cúm và vi-rút hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus- viết tắt là RSV) . Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những quần thể đông dân cư.
  • Ở trẻ con: thường do vi-rút hợp bào hô hấp, vi-rút cúm. Phần lớn viêm phổi ở trẻ dưới 3 tuổi là do vi-rút hợp bào hô hấp.
  • Ở người lớn: Viêm phổi vi-rút ở cộng đồng thường do virút cúm. Virút hợp bào hô hấp gây viêm phổi ở người già, người ghép tạng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
  • Một số vi-rút khác cũng có thể gây viêm phổi như: vi-rút sởi, thủy đậu, herpes...

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi do vi-rút

Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ đẻ thiếu cân, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), trẻ càng nhỏ càng dễ mắc và bệnh càng nặng.
  • Người đang mắc các bệnh ác tính, điều trị hóa chất, ghép tạng, suy nhược, người phải nằm điều trị dài ngày...
  • Người bị dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực.
  • Người mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp
  • Người cao tuổi.

Điều kiện thuận lợi

  • Thay đổi thời tiết: thời tiết nóng lạnh, giao mùa…
  • Điều kiện vệ sinh, môi trường: Ô nhiễm khói, khói thuốc lá, bụi, khí độc, nhà ở tối tăm chật hẹp, môi trường đông đúc, chật chội (ví dụ nhà trẻ, trường học, gia đình…).

Điều trị bệnh viêm phổi do vi-rút

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ:

  • Hạ sốt
  • Giảm đau
  • Nâng cao thể trạng.

Đối với các trường hợp nặng, bổ sung thêm:

  • Thở oxy
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, long đờm: Thường dùng kháng sinh để đề phòng bội nhiễm
  • Sử dụng thuốc kháng vi-rút: Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu các loại vi-rút.

Phòng bệnh viêm phổi do vi-rút

Việc phòng bệnh là phải loại bỏ các điều kiện thuận lợi như: 

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, môi trường sống phải rộng rãi thoáng mát và sạch sẽ. 
  • Giữ ấm khi trời lạnh. 
  • Phát hiện sớm các trường hợp mới nhiễm bệnh để cách ly vì lây truyền bằng đường hô hấp nên tác nhân gây viêm phổi phát tán từ người sang này người khác rất nhanh, dễ biến thành dịch hoặc đại dịch.

Đối với trẻ em cần lưu ý:

  • Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. 
  • Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. 
  • Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
  • Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân...để đưa trẻ đến cơ sở y tế. Không tự ý sử dụng thuốc ở nhà.
  • Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng... Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vắc-xin phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt.

*** Lưu ý: Các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do virus nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế. Không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh, rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
 

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó hơn bình thường và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính
  • 28-05-2018
    U nguyên bào thần kinh, hay còn gọi là bướu nguyên bào thần kinh, là những khối u của các tế bào thần kinh đặc biệt gọi là neuron giao cảm hậu hạch. Những tế bào này tăng trưởng ở tuỷ thượng thận (phần trung tâm của tuyến thượng thận). Chúng cũng tăng
  • 18-09-2018

    Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình

  • 28-05-2018
    Bệnh U Lymphô, còn gọi là ung thư hạch. Đây là bệnh lý ung thư của hệ lymphô tức là hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết thuộc hệ tuần hoàn và là một phần của hệ miễn dịch nên có nhiệm vụ vừa chống lại các bệnh nhiễm trùng vừa cân bằng lượng dịch trong cơ thể.
  • 28-05-2018
    Túi phình mạch não là chỗ phồng hay phình ra của mạch máu não, nhìn giống như quả dâu treo trên cuống. Túi phình có thể dò hay vỡ, gây chảy máu trong não (đột quỵ xuất huyết). Hầu hết túi phình vỡ xảy ra trong khoảng giữa não và lớp mô mỏng bao quanh
  • 28-05-2018
    Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm