Đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình

Đau nhức toàn thân là gì?

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2 - 8 người mắc căn bệnh này.
Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Phụ nữ thường bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30 - 55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn. Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới. Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ.
Người ta chưa rõ có phải vì vậy mà phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới hay không, cũng như người có tuổi hay bị mắc hơn người trẻ tuổi không. Đôi khi, trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của chứng đau nhức toàn thân

Đau nhức

Bệnh gây đau ở nhiều chỗ: Đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da, trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người chỗ nào cũng đau khi bị sờ đến.
Cái đau nó lại như có chân, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc và lúc có kinh.
Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu hiệu sưng phù ở vùng đau nhức.

Mệt mỏi

Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc. Có người mệt ít thôi, do vui vẻ chấp nhận cái mệt, vì cái mệt đã làm bạn với họ từ lâu lắm rồi, nên nay đã trở thành quen thuộc.

Khó ngủ

Giấc ngủ thường xuyên xáo trộn. Người bệnh khó ngủ, hoặc hay thức giấc trong đêm. Giấc ngủ lại không sâu, sáng dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, ngủ không đủ. Ngủ không ngon giấc ban đêm càng làm tăng thêm cái đau nhức.

Các triệu chứng thần kinh

Người bệnh hay bị nhức đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu hơn người bình thường. Một khảo cứu cho thấy 84% những người bị bệnh đau nhức toàn thân than thấy tê (mất cảm giác hoặc có cảm giác như kiến bò).
Chỗ nào trên cơ thể cũng có thể bị tê, và nay tê chỗ này mai chỗ khác. Có người thấy như nhiều chỗ trên cơ thể không đủ máu đến nuôi. Khó tập trung tư tưởng, đãng trí, hay quên cũng thường xảy ra.

Nhạy cảm

Nhiều người bệnh đau nhức toàn thân rất nhạy cảm. Họ nôn nao khó chịu khi ngửi mùi (mùi thức ăn, mùi dầu thơm...), khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn. Nếu dùng thuốc, họ cũng hay bị tác dụng phụ của thuốc.

Các triệu chứng tâm thần

Người bệnh hay lo âu hoặc trầm cảm, có thể vì bị đau nhức và mệt mỏi kinh niên năm này qua năm khác, song cũng có thể do các xáo trộn hóa học trên não vừa gây bệnh đau nhức toàn diện, vừa gây bệnh lo âu hoặc trầm cảm.

Các triệu chứng khác

Khô mắt, nhìn những vật ở gần không rõ, chóng mặt... Có người nghẹt mũi, chảy mũi. Có người đau ngực, hồi hộp, khó thở.
Các triệu chứng tiêu hóa cũng thường xảy ra: khó nuốt, ợ nóng, đầy hơi, ruột làm việc bất thường gây đau bụng, lúc tiêu chảy lúc táo bón. Có người đi tiểu nhiều lần, khó nín tiểu, đau vùng bọng đái.
Phụ nữ có bệnh đau nhức toàn thân hay than đau vùng bụng dưới, đau bụng lúc có kinh, đau khi giao hợp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về đau nhức toàn thân cần giải đáp, hãy Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nguyễn Quý Hoàng hoặc bác sĩ Mai Duy Linh trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; làm việc tại BV Nhân dân 115, TP.HCM.

mai-duy-linh

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền tại Viện Vật lý Y Sinh học; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

nguyen-quy-hoang

Nguyên nhân gây au nhức toàn thân

Người ta cho rằng có thể chứng đau nhức toàn thân xảy ra do sự rối loạn, hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh nội tiết.
Gần như các cơ quan đều bị chi phối bởi hệ thống thần kinh nội tiết, nên việc người bệnh đau nhức toàn thân hay có thêm những triệu chứng khác nữa, của nhiều cơ quan khác nhau, càng khiến người ta tin rằng rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh nội tiết quả là thủ phạm của loại bệnh này.
Điều gì gây ra sự rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh nội tiết như vậy? Có thể do yếu tố di truyền, hệ thống thần kinh nội tiết của người bệnh đã bị suy yếu sẵn.
Khi một người bị một thương tổn thể chất hay tinh thần hoặc khi nhiễm trùng, hệ thần kinh nội tiết của họ thêm tổn thương, khiến nó bắt đầu thực sự trục trặc. Vì vậy, chứng đau nhức toàn thân thường phát ra sau một sự việc gây tổn thương thể chất hay tinh thần, hoặc sau khi nhiễm siêu vi.
Trên cơ thể ta, có muôn vàn những điểm tiếp nhận các cảm giác đau, dẫn truyền những tín hiệu đau về các hệ thống thần kinh nội tiết. Khi hệ thống thần kinh nội tiết làm việc bình thường, nó sẽ chọn lọc, và chỉ báo cho ta biết những cái đau vượt quá một ngưỡng nào đó, còn những cái đau nho nhỏ, không đáng kể, nó sẽ không báo cho ta biết, và ta không cảm thấy đau.
Nhưng nếu hệ thần kinh nội tiết bị trục trặc như trong trường hợp bệnh đau nhức toàn thân, nó sẽ liên tục báo cho ta biết mọi cái đau nó nhận được, không những thế, còn bé xé ra to, đau ít báo cáo đau nhiều, khiến ta cảm thấy đau nhiều hơn.
Vì đau đớn, người bệnh thường không dám vận động khiến cơ thể suy nhược, kém sức chịu đựng, nên càng dễ đau nhức. Đồng thời, khi hệ thần kinh nội tiết làm việc bất thường như vậy, nó cũng gây khó ngủ. Khó ngủ tự nó cũng gây nhức đầu, đau mỏi các bắp thịt, hoặc làm tăng thêm các đau nhức đang có sẵn.
Đau nhức quá lại khó ngủ. Ở đây, ta gặp rất nhiều vòng luẩn quẩn. Sự trục trặc của hệ thần kinh nội tiết cũng khiến hoạt động của nhiều cơ quan xáo trộn, gây nhiều triệu chứng khác biệt như đã kể trên.
Có điều các nhà khoa học chưa chứng minh được giả thuyết 'hệ thần kinh nội tiết trục trặc nên gây nên đau nhức toàn thân' một rõ ràng, vì các thử nghiệm, trắc nghiệm hay phim chụp thông thường hiện tại không khám phá được gì bất thường trong cơ thể người bệnh. Các thử nghiệm tinh vi hơn đang được nghiên cứu.

Các yếu tố nguy cơ gây đau nhức toàn thân

Yếu tố di truyền

Có một số bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có giữ một vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của đau nhức toàn thân: chứng bệnh này có yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin.
Tuy nhiên các gen này không đặc hiệu cho đau nhức toàn thân mà còn phối hợp với một số bệnh khác như hội chứng mệt mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, chứng trầm cảm...

Stress

Các nghiên cứu cho thấy stress là một yếu tố quan trọng trong quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh đau nhức toàn thân, do stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA và làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.

Rối loạn giấc ngủ

Nghiên cứu điện não đồ cho thấy người bệnh đau nhức toàn thân thiếu sóng chậm của giấc ngủ, do đó ảnh hưởng đến giai đoạn 4 của giấc ngủ.

Bất thường về dopamine

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng dopamine bị giảm sút ở bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân do giảm quá trình tổng hợp cũng như giải phóng dopamine liên quan đến các bệnh lý thần kinh khác như Parkinson...

Hormon tăng trưởng

Hàm lượng hormon tăng trưởng bị giảm ở bệnh nhân bị đau nhức toàn thân sút, do stress có thể gây những biến động ở vùng dưới đồi ảnh hưởng đến giấc ngủ và giảm các sản phẩm của hormon tăng trưởng trong sóng chậm của giấc ngủ.

Các yếu tố khác

Giảm hàm lượng serotonine ở bệnh nhân bị đau nhức toàn thân, nhiễm vi-rút (Epstein Barr Virus), bất thường miễn dịch (bệnh lý tự miễn...)

Điều trị chứng đau nhức toàn thân

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau: có rất nhiều thuốc điều trị giảm đau trong bệnh đau nhức toàn thân như nhóm thuốc chống viêm không steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica)...
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Myonal, Mydocalm, Contramyl...
  • Tiêm tại các điểm đau bằng corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol...)
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm với liều thấp có thể dùng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân để trợ giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh: amitriptylin, trazodone...

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bệnh đau nhức toàn thân không phải bệnh trầm cảm nên không được lạm dụng nhóm thuốc này trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

  • Thuốc ức chế chọn lọc: serotonin.
  • Thuốc kháng dopamine: pramipexol (Mirapex), rropiroloe (Requip)
  • Thuốc kích thích thần kinh trung ương.

Các thuốc mới đang nghiên cứu trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Milnacipran là thuốc ức chế serotonine-norepinephrin, đã được FDA phê chuẩn cho điều trị đau nhức toàn thân từ tháng 7/2008.
Ngoài ra một thuốc mới là dextromethorphan cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

Điều trị không dùng thuốc

Vật lý trị liệu

Vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp, châm cứu... đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bệnh đau nhức toàn thân.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu rất có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn khởi phát.

Phòng ngừa chứng đau nhức toàn thân

 Thay đổi lối sống

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong đau nhức toàn thân: Ngủ ngon thì đau ít, ngủ không ngon thì đau nhiều. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng)...
Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp.
Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau. Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ).

 Vận động

Tất cả các tài liệu viết về chứng đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong chữa trị bệnh này. Thuốc có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động.
Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, cơ xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.
Tốt nhất là các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ, ít tạo nên sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền tại máy ở nhà.
Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút. Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao. Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20 - 30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần.
Khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt như đi bộ, chạy chậm, đánh tennis. Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng như: Đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cổ vai gáy, đau lưng, đau xương sườn, đau cột sống, hãy Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua những bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

nguyen-quy-hoang
 

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

Theo Sức khỏe & đời sống

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-04-2021
    Hầu như mọi trẻ em đều có lúc bị va đập ở đầu. Những chấn thương này có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một số ca hiếm, có thể có vấn đề nghiêm trọng chỉ sau một cú va đập
  • 28-05-2018
    Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.
  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 28-05-2018
    Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ 'méo mặt' - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.
  • 17-10-2018

    Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi do siêu vi. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Ở trường hợp này, sự nhiễm trùng là do virus gây ra, đặc biệt là virus bệnh cúm, vì các loại virus này có thể làm yếu đi khả năng miễn dịch của phổi.

  • 17-10-2018

    Xơ cứng bì (scleroderma – “derma” có nghĩa là “da” hay “bì” và “sclero” có nghĩa là “xơ cứng”) là một nhóm các bệnh hiếm gặp liên quan đến sự xơ cứng hoặc siết chặt của da và mô liên kết (mô sợi tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể).