Viêm mủ nội nhãn

Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc, dịch kính, hắc mạc... do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virut, ký sinh trùng... Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ trong

Tổng quan về viêm mủ nội nhãn

Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc, dịch kính, hắc mạc... do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virut, ký sinh trùng...
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ trong độ tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, có thể mắc bệnh cả hai mắt. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do tình trạng dân trí chưa cao, chưa ý thức được tính chất nghiêm trọng của bệnh nên bệnh nhân thường đến muộn hoặc được điều trị ở các cơ sở y tế không có chuyên khoa mắt làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là, mặc dù được điều trị tích cực nhưng thị lực vẫn bị giảm rất nhiều, mất chức năng, thậm chí teo nhãn cầu hoặc phải bỏ nhãn cầu.
Viêm mủ nội nhãn có thể do những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như do chấn thương, sau phẫu thuật (viêm mủ nội nhãn ngoại sinh) hoặc do các tác nhân gây bệnh từ nơi khác đến mắt theo đường máu gọi là viêm mủ nội nhãn nội sinh.

Triệu chứng, biểu hiện viêm mủ nội nhãn

Triệu chứng, biểu hiện viêm mủ nội nhãn

  • Có thể đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt, đau đầu, đỏ mắt, sợ ánh sáng.
  • Nếu viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn thường biểu hiện rầm rộ của một tình trạng viêm cấp tính. Bệnh nhân nhức mắt khó chịu, kích thích, đau tăng lên khi cử động mắt. Bệnh nhân nhìn mờ nhiều, có thể chỉ còn nhận thức ánh sáng hoặc không; kèm theo dấu hiệu chói mắt, cộm mắt, trẻ nhỏ thường lấy tay che mắt hoặc quay mặt vào chỗ tối.
  • Trường hợp viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn có độc lực cao hoặc bệnh nhân đến muộn, bệnh có xu hướng trở thành viêm toàn bộ nhãn cầu (viêm toàn nhãn) - tức là viêm cả tổ chức quanh mắt.
  • Triệu chứng của viêm mủ nội nhãn do nấm tiến triển thầm lặng hơn so với các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn.
Thăm khám sẽ thấy phù mi mắt, có mủ trong nội nhãn, tăng áp lực ở trong mắt; một số bệnh nhân có thể bị sụp mi, lồi mắt. Mức độ viêm nhiễm phụ thuộc nhiều vào tác nhân gây bệnh. Mi sưng đỏ, sụp mi, co quắp mi; đặc biệt trong trường hợp viêm lan tỏa nặng ở phía trước của mắt. Bệnh nhân có biểu hiện phù kết mạc hoặc hoại tử kết mạc, giác mạc (tròng trắng và tròng đen của mắt), có ánh mủ vàng trong mắt khi quan sát qua lỗ đồng tử. Trường hợp viêm nặng ở phần sau của mắt, siêu âm có thể có bong võng mạc. Kết quả cuối cùng của những mắt này thường là teo nhãn cầu hoặc thậm chí phải bỏ nhãn cầu cho dù được điều trị tích cực.
Đối với viêm mủ nội nhãn nội sinh, bệnh nhân thường có ổ viêm nhiễm đầu tiên như nhiễm khuẩn tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, viêm nội tâm mạc, viêm đường tiết niệu...; kèm theo có thể sốt cao, đau đầu, giảm cân hoặc suy kiệt.

Nguyên nhân gây viêm mủ nội nhãn

Nguyên nhân viêm mủ nội nhãn

Do vi khuẩn tụ cầu vàng (thường đầu tiên gây viêm da), liên cầu, E. coli, virut cúm, các loại vi khuẩn viêm màng não, trực khuẩn mủ xanh...; do nấm Candida Albicans (chiếm 75 - 80% viêm nội nhãn do nấm) thường xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, Aspegillos hay gặp ở bệnh nhân nghiện, tiêm chích theo đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, còn có thể gặp Crytococcus, Torulopsis...

Yếu tố nguy cơ gây viêm mủ nội nhãn

Yếu tố nguy cơ gây viêm mủ nội nhãn

Trong điều kiện bình thường, hàng rào máu - mắt đóng vai trò rào cản tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh xâm hại vào mắt. Khi cơ thể có các nhiễm khuẩn ở bộ phận khác, các tác nhân gây bệnh sẽ từ đây đi vào máu để đến mắt, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên xâm nhập vào trong mắt, gây viêm nội nhãn.
Các bệnh lý toàn thân gây suy yếu cơ thể nói chung như bệnh đái tháo đường, bệnh van tim, bệnh Lupus hệ thống, bệnh AIDS, xơ gan, ung thư...
Các thủ thuật can thiệp nặng nề gây nhiễm khuẩn huyết như: lọc máu, đặt dẫn lưu bàng quang, tiêm truyền tĩnh mạch...

Biến chứng viêm mủ nội nhãn

Biến chứng viêm mủ nội nhãn

Viêm nội nhãn có thể gây mất thị lực trầm trọng cho khoảng 20% bệnh nhân. Sau khi được điều trị, chỉ có khoảng 55% bệnh nhân đạt được thị lực cuối cùng là 1/10 hoặc kém hơn. Riêng việc có phải cắt bỏ mắt hay không còn tùy thuộc tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh, việc đáp ứng điều trị của từng người, chỉ có bác sĩ trực tiếp điều trị mới có thể trả lời chính xác, bên cạnh việc phải thông qua một hội đồng chuyên môn để hội chẩn.
Nếu bệnh nhân bị viêm nội nhãn trầm trọng, đau nhức nhiều, mủ ăn lan hết nhãn cầu... thì bắt buộc phải bỏ mắt để loại trừ vi khuẩn không lan ra chỗ khác (lên não gây viêm tắc mạch xoang hang, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết). Nếu việc điều trị không đáp ứng với kháng sinh, thị lực của bệnh nhân sẽ khó có thể hồi phục.
Những di chứng có thể là vẩn đục pha lê thể, tăng nhãn áp, thậm chí bị hỏng mắt vĩnh viễn

Điều trị viêm mủ nội nhãn

Điều trị viêm mủ nội nhãn

Viêm mủ nội nhãn là bệnh tối nguy hiểm trong nhãn khoa, vì vậy việc điều trị cần được tiến hành ngay khi bệnh nhân nhập viện.
  • Điều trị nội khoa: tiến hành lấy bệnh phẩm là dịch ở trong mắt làm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, sau đó tiêm kháng sinh vào trong mắt ngay mà không chờ kết quả xét nghiệm. Kháng sinh phổ rộng, kháng viêm theo đường toàn thân và tra tại mắt kết hợp với thuốc giãn đồng tử.
  • Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối mủ ở trong mắt (cắt dịch kính) được đặt ra khi điều trị nội khoa đáp ứng kém

Phòng ngừa viêm mủ nội nhãn

Phòng ngừa viêm mủ nội nhãn

Viêm nội nhãn là một bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng nề. Chính vì thế, người dân phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như nhìn mờ nhiều, nhanh, đỏ mắt, đau nhức mắt;

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 08-06-2018
    Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, là một thuật ngữ y khoa chỉ việc đi tiểu quá mức vào ban đêm. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể bạn tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn, do đó hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục trong vòng 6-8 giờ.  
  • 28-05-2018

    Axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nạn nhân. Bỏng axit đa phần là bỏng sâu, phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Chính vì vậy, khâu sơ cứu khi bị bỏng axit rất quan trọng, có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.

  • 03-10-2018

    U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số VIII hoặc u dây thần kinh tiền đình-ốc tai. Đây là một u lành tính (không gây ung thư), bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ tám của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Các tế bào thần

  • 28-05-2018
    Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những triệu chứng này xảy ra từ tháng này qua tháng khác, và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ, thì được coi là Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 28-05-2018
    Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.