Bỏng axit

Axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nạn nhân. Bỏng axit đa phần là bỏng sâu, phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Chính vì vậy, khâu sơ cứu khi bị bỏng axit rất quan trọng, có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.

Bỏng axit là gì?

Axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nạn nhân. Bỏng axit đa phần là bỏng sâu, phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên khâu sơ cứu khi bị bỏng axit rất quan trọng, có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.

(Ảnh minh họa)

Bỏng axit. (Ảnh minh họa)

Sở dĩ axit có thể tàn phá cơ thể là do có thể phản ứng với các protein trên cơ thể (có trong tóc, móng chân, móng tay, da…). Khi tiếp xúc với da, axit làm đông vón các protein của mô và hút nước của tế bào.

Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với axit, nếu càng lâu, vết bỏng và tình trạng hoại tử càng sâu và mức độ phục hồi sẽ khó khăn hơn.

Biến chứng của bỏng axit

Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, có thể gây ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ, tóc và phần da đầu này cũng không bao giờ được tái tạo.

Đặc trưng của axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric rất háo nước. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong mà phá hủy sụn hoàn toàn. Do đó, những bộ phận chứa nhiều sụn như tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể khiến nạn nhân bị điếc, mũi biến dạng, bị bịt kín.

Nếu bị axit bắn vào miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, việc ăn uống trở nên rất khó khăn. Nguy hiểm nhất là khi bắn trực tiếp vào mắt, người bệnh có thể bị mù lòa.

Trường hợp uống trực tiếp hoặc hít phải hơi axit đạm đặc, nạn nhân sẽ cảm thấy khó thở, phù nề, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử trí khi bị bỏng axit

Axit dính trên da

- Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch axit ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy làm sạch khô trước khi rửa.

- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí các bước tiếp theo. 

Axít bắn vào mắt

- Khi bị hóa chất bắn vào mắt, sẽ gây đau đớn và hoảng loạn cho người bị nạn. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn. Tuyệt đối không được dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt dẫn đến tăng nguy cơ mù loà.

- Không cho bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa vào mắt. Tốt nhất hãy đến vòi nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ nhẹ liên tục trong thời gian ít nhất là 15 phút, sau đó chuyển đến bệnh viện gần nhất.

- Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa, phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt.

- Nếu người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra ngay.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Việc cần tránh khi sơ cứu

- Không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng. Vì như thế đau đớn, làm lột phần da thịt theo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

- Không ngâm vết thương trong nước. Vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng, do đó việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới dạng vòi nước không nhâm trực tiếp trong nước.

- Không được sử dụng đá chườm lên vết thương. Nó có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép do đang ở trạng thái nhiệt độ mô quá nóng giờ chuyển sang lạnh đột ngột.

- Không sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương.

- Không bóp hay làm vỡ các bong bóng nước vì sẽ làm tăng nhiễm trùng cho người bị bỏng.

- Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng kể cả xà phòng bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Không được dùng trà hoặc sút để chế vào vết bỏng vì nhiều người hay lầm tưởng các chất này trung hoà acid. Khi chế những chất này vào sẽ gây ra nhiều phản ứng hoá học khiến bệnh nhân phỏng nặng thêm. 

Ths. BS Nguyễn Minh Đức

Theo Phụ nữ Việt Nam

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Để hiểu về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản), trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm
  • 28-05-2018
    Khiếm thính sơ sinh xảy ra ở tỷ lệ 1/1000 đến 1/2000 trẻ sơ sinh, riêng trong nhóm trẻ có nguy cơ cao như những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai như rubella, giang mai, herpes…, những trẻ có tiền sử gia đình có người bị
  • 28-05-2018
    Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm
  • 17-10-2018

    Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.

  • 05-07-2018
    1. Khái niệm Amiđan là một đôi hạch lymphô đặc biệt nằm ở hai bên họng, phía sau trên của lưỡi. Amiđan là một phần hệ miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn gây bệnh - bằng cách chứa các tế bào bạch cầu, nhấn chìm vi khuẩn và virus khi các
  • 28-05-2018
    Võng mạc là lớp sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao phủ thành trong của mắt, giống như tờ giấy dán tường trong phòng. Chức năng của nó giống như phim trong máy ảnh. Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ tập trung trên võng mạc, các giây thần kinh