Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi

Niêm mạc là màng che khắp thành trong của những bộ phận thuộc các bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, mặt phủ một chất nhày có chức năng chống vi trùng hoặc chống tác dụng có hại của những dịch do cơ thể tiết. Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng.

Viêm loét niêm mạc miệng lưỡi là gì?

Niêm mạc là màng che khắp thành trong của những bộ phận thuộc các bộ máy hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, mặt phủ một chất nhày có chức năng chống vi trùng hoặc chống tác dụng có hại của những dịch do cơ thể tiết. Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng. Khoang miệng được giới hạn bởi môi (phía trước), má (hai bên), lưỡi (phía dưới) và vòm hầu (phía sau). 

(Ảnh minh họa)

Nói chung thì bất cứ phần nào của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài đều được bao phủ hoặc bởi da hoặc bởi niêm mạc. Da thì lớp tế bào biểu bì hóa sừng nên không thấm nước, còn niêm mạc thì lớp biểu bì không hóa sừng nên có thể thấm nước. Ở vùng niêm mạc tiếp xúc với da, lớp niêm mạc có thể bị sừng hóa.

Triệu chứng viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Các tổn thương viêm loét khá đa dạng: 

  • Loét dạng aphthe nhỏ là hay gặp nhất, chiếm khoảng 80%, điển hình là có một vài đến nhiều vết loét đường kính dưới 1cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, tự lành trong khoảng 7 - 14 ngày và không để lại sẹo. 
  • Loét dạng aphthe lớn, còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10%. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, gồm một hay nhiều vết loét, chậm liền có khi kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo do hoại tử lan rộng. 
  • Loét dạng Herpes, nhưng không liên quan đến vi-rút Herpes, số lượng vết loét nhiều từ 10 - 100 vết, tổn thương kết thành chùm, nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, lành trong khoảng 7 - 30 ngày. Đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, đau nhiều trong 2 - 3 ngày đầu, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về viêm loét niêm mạc miệng lưỡi, hãy Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt trên kênh Khám từ xa Wellcare dể được tư vấn và hướng dẫn phương án điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

 Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng, bao gồm:

Chấn thương

  • Bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; 
  • Do đụng dập, té ngã, bị đánh; 
  • Do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy… trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.
  • Do tác động của các chất hóa học như a-xít, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ…

Nhiễm khuẩn

Nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, thường gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh kém.

Nhiễm vi-rút

  • Viêm miệng do virut Herpes, Coxsackie virus, Rubella, Epstein - Barr virus (EBV).
  • Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây viêm loét miệng như: ảnh hưởng của nội tiết tố; do yếu tố di truyền; do dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh; do thiếu các loại vitamin: C, PP, B6, B12; thiếu sắt; do bệnh tự miễn...

Chẩn đoán viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Xét nghiệm loét miệng:

  • Công thức máu, các thành phần máu: Ion đồ, sắt, ferritin, kẽm, folate, B12,
  • Chức năng gan, VS. Đánh giá chức năng dạ dày-ruột,
  • Tế bào học Tzanck,
  • Cấy: vi trùng, vi-rút, nấm. Sinh thiết.

Điều trị viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Chủ yếu là giảm đau vì là triệu chứng khó chịu nhất. Ngoài ra, hầu như không cần điều trị vì đa số trường hợp bệnh sẽ tự động khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những cách tự điều trị và chăm sóc khác khi bị loét miệng

  • Ngưng dùng rượu bia, thuốc lá. Tránh thức ăn có nhiều gia vị như cay, mặn, chua.
  • Nếu đau nhiều, có thể uống nước bằng ống hút. Không uống nước nóng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ, dùng bàn chải răng thật mềm, tránh chấn thương miệng lưỡi.

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ giỏi trên kênh khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường.
  • Vết loét kéo dài trên 3 tuần.
  • Không thể giảm đau bằng mọi cách.
  • Sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài.

Các phương pháp điều trị y khoa

  • Hỗ trợ: Bù dịch, hạ sốt: acetaminophen, súc miệng với hydrogen peroxide 1%.
  • Tại chỗ:
    • Giảm đau tại chỗ với Lidocain vicous 2%, Súc miệng 2,5 ml lidocain pha loãng trong 10 ml nước; Benzocaine( Anbesol).
    • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng: Orabase, Zilactin, Chlorhexidine (Cyteal, Eludril), dung dịch Cetylpyridine chloride. Kháng viêm; Amlexanox.
  • Thuốc điều trị toàn thân:
    • Corticosteroids.
    • Kháng vi-rút: Acyclovir, Famciclovir, Valcyclovir. Kháng sinh: Penicillins, macrolides Metronidazole...
    • Kháng neutrophil: Colchicine, Dapsone (RAS).
    • Ức chế miễn dịch: Azathioprine, Cyclosporine, Thalidomide.
    • Thuốc khác: Pentoxifylline.

Phòng ngừa viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

Cần chú ý xem loại thức ăn nào đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì không bao giờ ăn loại thức ăn đó nữa. Đối với các loại thuốc chữa bệnh gây dị ứng phải ghi nhớ để không dùng loại thuốc đó mới tránh được viêm loét miệng do dị ứng thuốc.
Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng của phụ nữ ở độ tuổi khác nhau.
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3
  • 28-05-2018
    Bình thường nước tiểu chỉ chảy một chiều từ thận xuống bàng quang (hay còn gọi là bọng đái). Nếu nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên thận thì được gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản. Khi xảy ra tình trạng này, vi trùng có thể xâm nhập vào thận
  • 28-05-2018
    Xơ gan mật nguyên phát là một bệnh trong đó đường mật trong gan của bạn đang dần bị phá hủy. Mật, một chất dịch được sản xuất trong gan, có vai trò trong việc tiêu hóa thức ăn và giúp cơ thể loại bỏ các tế bào hồng cầu chết, cholesterol và các chất độc.
  • 28-05-2018
    Willi (Prader Willi Syndrome), gọi tắt PWS, là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó có 7 gen trên nhiễm sắc thể 15 của người cha hoặc người mẹ bị xóa hoặc không hiển thị. Trẻ bị hội chứng PWS thường gặp các vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi.
  • 28-05-2018
    Hai thận nằm ở hai bên vùng hông, phía trước là các quai ruột và phía sau là cột sống. Mỗi thận có kích thước bằng một quả cam lớn, nhưng có hình hạt đậu.