Viêm tụy cấp

Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3

Bệnh viêm tụy cấp là gì?

Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là viêm tụy cấp ở mức độ nhẹ và 1/3 là viêm tụy cấp nặng.

Triệu chứng viêm tụy cấp

Triệu chứng viêm tụy cấp

1. Các biểu hiện lâm sàng

Viêm tụy cấp thường xuất hiện sau bữa ăn uống thịnh soạn nhưng cũng có thể đột ngột xuất hiện.
Đau bụng là triệu chứng hay gặp: Đau xảy ra đột ngột, đầu tiên đau dữ dội tại vùng thượng vị lan ra sau lưng. Vì tính chất đau rất dữ dội nên có thể nhầm với thủng dạ dày. Sau đó, đau có thể lan ra khắp ổ bụng do men tụy gây tổn thương lan toả ở màng bụng.
Nôn và buồn nôn: cũng là triệu chứng hay gặp có thể nhầm với biểu hiện của tắc ruột.
Sốt có thể gặp là do nhiễm trùng như viêm tụy cấp do sỏi mật gây nhiễm trùng hoặc do nhiễm trùng tổ chức hoại tử của tụy.
Có thể gặp những dấu hiệu của viêm tụy cấp nặng như có sốc, biểu hiện bằng mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở, bụng trướng căng, đái ít.
Thăm khám: thường triệu chứng nghèo nàn như: có thể có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc, trong trường hợp nặng bụng trướng nhiều và có liệt ruột. Khi viêm tụy hoại tử nặng có thể thấy dấu hiệu da đặc biệt: đám màu xanh nhạt quanh rốn (dấu hiệu Cullen), đám màu xanh tím quanh hai mạn sườn (dấu hiệu Turner).

2. Biểu hiện của xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Xét nghiệm máu có tăng amylase, lipase. Amylase máu tăng không đặc hiệu nên có thể gặp trong các bệnh khác như: bệnh tuyến nước bọt, tắc ruột, nhồi máu cơ tim…. Tăng lipase máu là một xét nghiệm đặc hiệu, lipase tăng sau khi khởi phát bệnh 4-8 giờ và trở bình thường sau 7-14 ngày.
Trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ có hình ảnh tụy to và phù nề, có thể thấy tụy bị hoại tử. Có thể thấy nguyên nhân gây viêm tụy cấp: sỏi mật, tụy phân chia…

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Hai nguyên nhân gây viêm tụy cấp hay gặp nhất trên thế giới là do rượu hoặc bia và sỏi mật. Vì ở nước ta, vệ sinh ăn uống chưa được tốt nên giun đũa cũng là nguyên nhân hay gặp gây viêm tụy cấp.
Các nguyên nhân ít gặp hơn như:

  • Tăng triglyceride máu.
  • Tăng calci máu.
  • Viêm tụy do di truyền.
  • Chấn thương tụy.
  • Ổ loét tại hành tá tràng thâm nhiễm vào tụy.
  • U đầu tụy hoặc u bóng Vater.
  • Do thuốc: corticoide, furocemide, thiazide.
  • Do ký sinh trùng: giun đũa, sán lá gan nhỏ.
  • Do vi-rút: sởi, Coxsackie, Mycoplasma pneumoniae.
  • Do bất thường cấu trúc: nang ống mật chủ, tụy phân chia.

Biến chứng viêm tụy cấp

Biến chứng viêm tụy cấp

Biến chứng toàn thân: có thể gây tử vong do suy nhiều tạng như: suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn đông máu, hạ calci máu, đái tháo đường.
Biến chứng tại chỗ:
Nang giả tụy: tạo thành những khối dịch trong ổ bụng có thể gây đau những cũng có khi không gây ra triệu chứng.
Áp xe hoá nang giả tụy.
Giả phình động mạch lách: có thể ăn mòn vào gây chảy máu trong ổ bụng.
Huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Tiến triến nhiều đợt và gây viêm tụy mạn.

Điều trị viêm tụy cấp

Điều trị viêm tụy cấp
  • Giảm đau.
  • Nhịn ăn.
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
  • Bồi phụ đủ nước và điện giải.
  • Điều trị các biến chứng: chọc hút dịch ổ bụng, dẫn lưu nang giả tụy khi có triệu chứng.
  • Điều trị kháng sinh: trong trường hợp viêm tụy do sỏi mật, áp xe tụy, hoại tử tụy nhiều có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Điều trị nguyên nhân: nếu viêm tụy cấp có thể dẫn lưu đường mật tạm thời hoặc lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng, nếu viêm tụy do tăng triglyceride cần điều trị hạ mỡ máu.

Phương pháp phòng ngừa viêm tụy cấp

Phương pháp phòng ngừa viêm tụy cấp

Đối với viêm tụy do rượu bia: cần tuyệt đối không uống rượu bia.
Viêm tụy cho sỏi mật: lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng, nếu có sỏi túi mật cần tiến hành cắt túi mật sau khi viêm tụy cấp lần đầu ổn định.
Cần tẩy giun định kỳ 4-6 tháng/lần đối với viêm tụy cấp do giun.
Điều trị hạ mỡ máu đối với viêm tụy cấp do tăng triglyceride: giảm tối đa ăn chất béo, đặc biệt chất béo có nguồn gốc động vật như: lòng đỏ trứng, mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế cân nặng đối với người thừa cân hoặc béo phì, tăng cường ăn nhiều rau và chất xơ.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xơ gan mật nguyên phát hay còn gọi là xơ gan mật hoặc PBC. Đây là tình trạng khi các ống dẫn mật trong gan bị viêm nhiễm và tắc nghẽn. Mật là một chất dịch được sản sinh ra trong gan. Mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, lọc những
  • 28-05-2018
    Bệnh Crohn, còn được gọi là viêm ruột từng vùng, là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết.
  • 28-05-2018
    Suy giảm thính lực bẩm sinh thường được gọi là điếc bẩm sinh xảy ra do tổn thương cơ quan thính giác ngay từ thời kỳ bào thai, nên ngay sau khi sinh ra trẻ đã bị giảm thính lực.
  • 28-05-2018
    1. Giải phẫu và sinh lý mũi Giải phẫu mũi: Gồm có tháp mũi và hốc mũi. Tháp mũi: như một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính mũi, ngành lên xương hàm trên, sụn cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi. Hốc mũi: vách ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải
  • 28-05-2018

    Theo thời gian, thủy tinh thể của nhiều người bị mờ dần và dẫn đến giảm thị lực, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân. Có tới khoảng 40% tổng số các trường hợp đục thủy tinh thể là đục nhân thủy tinh thể do tuổi già. Đục thủy tinh thể là gì? Mắt có

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.