Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm thận hoặc sốt thấp khớp.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn. (Ảnh: Healthplus)

Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm thận hoặc sốt thấp khớp.
Tất cả mọi người đều có thể mắc viêm họng do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Sau khi nhiễm khuẩn Streptococcus, bạn có thể mất từ 2 đến 5 ngày mới xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau cổ họng hoặc gặp khó khăn khi nuốt;
  • Sốt trên 38°C;
  • Đau đầu;
  • Phát ban;
  • Đau dạ dày;
  • Ăn không ngon, buồn nôn;
  • Đau cơ và cứng cơ;
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng;
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn Streptococcus đều bị viêm họng. Nói cách khác, bạn có thể mang vi khuẩn và có thể truyền qua người khác nhưng không biểu hiện bệnh.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết;
  • Đau họng lâu hơn 48 tiếng;
  • Đau họng kèm sốt trên 38°C ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng;
  • Đau họng kèm phát ban;
  • Khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt;
  • Sốt kèm đau khớp, thở gấp và phát ban;
  • Nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng. Đây là trường hợp biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và chủ yếu lây lan dưới các hình thức sau:

  • Đường hô hấp: hít phải các hạt nước trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Ăn uống chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Độ tuổi: tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
  • Thời gian vào cuối thu đến đầu xuân và ở nơi tụ tập đông người.
  • Hệ thống miễn dịch kém.

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm họng liên cầu dựa trên các triệu chứng hoặc khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các phương pháp sau:

  • Lấy mẫu dịch từ cổ họng: nhằm xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh hay không.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh như Penicilin để giảm thời gian bạn lây bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng dung dịch uống amoxicillin vì thuốc này có vị dễ uống hơn. Nếu bạn dị ứng với penicillin, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh thay thế như cephalosporin (cephalexin) hoặc macrolide (erythromycin hoặc azithromycin). Thuốc chứa paracetamol có thể được dùng giảm đau cổ họng và hạ sốt. Bạn nên lưu ý không tự ý cho trẻ dùng aspirin do có thể có nguy cơ phát triển hội chứng Reye. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm, nước chanh), ăn những thực phẩm mềm, súc miệng với nước muối ấm và tránh những chất kích ứng như khói thuốc lá có thể giúp bạn thấy khỏe hơn.

Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của viêm họng do liên cầu khuẩn?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây lan bệnh;
  • Uống đầy đủ các loại kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ;
  • Tránh tiếp xúc với người mắc viêm họng do liên cầu. Không dùng chung những đồ vật cá nhân như ly uống nước;
  • Ăn những thức ăn mềm như soup, ngũ cốc, khoai tây nghiền và sữa chua. Thức ăn quá lạnh như sherbet hoặc sữa chua đông đá cũng được xem như thực phẩm mềm;
  • Không cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên uống Trẻ có thể mắc hội chứng Reye nguy hiểm;
  • Không hắt hơi hoặc ho vào người khác nếu bạn bị bệnh. Che miệng lại và dạy trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
  • Không ăn những thức ăn cay.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 04-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-03-2019

    Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây thuộc nhóm ký sinh trùng thân dẹt sống trong nhiều loại động vật khác nhau như lợn, gia súc, cừu và cá. 

  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 28-05-2018
    Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở
  • 28-05-2018
    Rám má là một bệnh da với biểu hiện tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má, bệnh có ở cả hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn, bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tính sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh
  • 28-05-2018
    Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ
  • 28-05-2018
    Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu