Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

Viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản
(Ảnh minh họa)

Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng lên về đêm. Vấn đề về thở và ho khàn tiếng có thể gây lo sợ cho cha mẹ và trẻ. Hầu hết bé mắc bệnh viêm thanh khí phế quản vi – rút cũng có sốt nhẹ.

Viêm thanh khí phế quản và những triệu chứng cần chú ý

Hầu hết các trường hợp của viêm thanh khí phế quản có thể được chữa trị thành công tại nhà. Tuy nhiên, những bé với tình trạng nghiêm trọng của bệnh có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Hãy gọi 115 hoặc xe cấp cứu ngay nếu con bạn:

  • Tạo ra những âm thở cao (thở rít) ngày càng lớn mỗi khi thở
  • Không thể nói vì khó thở
  • Có vẻ như gặp khó khăn để thở
  • Có màu xanh tím ở môi, miệng hoặc móng tay
  • Chảy nước dãi và có vấn đề khi nuốt nước bọt
  • Viêm thanh khí phế quản và chăm sóc cho con bạn ở bệnh viện.

Điều trị viêm thanh khí quản

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp tốt nhất để điều trị cho bé. Các cách điều trị có thể bao gồm những thứ sau:

  • Epinephrine: Thuốc này có thể giúp làm giảm sự phù nề ở đường dẫn khí trên vì vậy con bạn có thể thở tốt hơn. Epinephrine được cho thông qua dụng cụ phun sương (khí dung) qua mũi hoặc miệng. Dụng cụ này là một máy giúp chuyển từ thuốc dạng dung dịch sang dạng phun sương. Hỗn hợp thuốc dạng phun sương này được hít vào thông qua một ống ngậm hoặc mặt nạ. Thông thường bác sĩ tiếp tục theo dõi trẻ vài giờ sau khi dùng thuốc epinephrine. Đôi khi trẻ được yêu cầu phải ở lại bệnh viện để được theo dõi sát.
  • Corticosteroids: Những loại thuốc này có thể hữu ích trong việc làm giảm sự nhiễm trùng của toàn thân. Thuốc hoạt động theo 2 đường. Corticosteroids toàn thân, thuốc phải đi vào cơ thể để điều trị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Corticosteroids hít hay đường mũi, thuốc đi trực tiếp vào nơi có nhiễm trùng. (Corticosteroids không giống với các loại steroid đồng hóa (anabolic steroids) làm phát triển cơ được một vài vận động viên sử dụng bất hợp pháp nhằm làm khỏe cơ)
  • Oxygen: Đôi khi việc thở rất khó khăn đối với trẻ, cơ thể có thể không nhận đủ o-xy. Oxygen được cho thông qua mặt nạ hoặc một ống nhỏ đặt cạnh mũi sẽ giúp bé thở dễ hơn.

Chăm sóc cho bé viêm thanh khí phế quản tại nhà

Nếu con bạn mắc bệnh ở mức độ nhẹ, thở trong không khí ẩm có thể giúp bé cải thiện.
Hãy đưa bé vào phòng tắm có vòi sen nóng đang chảy. Cho bé hít thở trong không khí ẩm để giúp thông thoáng đường dẫn khí. Tuy nhiên, đừng để con bạn một mình khi vòi sen đang hoạt động
Sử dụng máy giữ độ ẩm không khí đặt trong phòng của con bạn.
Đưa bé ra ngoài nhà trong vài phút. Hít không khí ẩm, mát ban đêm có thể giúp thông thoáng đường dẫn khí vì vậy bé thở dễ hơn. Nhớ mặc áo ấm cho bé vào mùa lạnh.
Nếu việc thở trong không khí ẩm không giúp được và bạn theo dõi thấy có bất cứ dấu hiệu nào trong “ Những triệu chứng cần chú ý ” ở phía trước, con bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Gọi 115 hoặc xe cấp cứu để giúp đỡ.

Chế độ sinh hoạt giúp con bạn tránh bệnh viêm thanh khí phế quản

Những cách sau đây sẽ giúp cho con bạn khỏe mạnh:

  • Ngăn không cho vi trùng lây lan: Hầu hết các trường hợp viêm thanh khí phế quản gây ra bởi vi – rút cảm và cúm. Thường xuyên rửa tay với xà phòng là cách tốt nhất giúp cho vi trùng không lây lan. Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay nhanh.
  • Tránh vi trùng: Cố gắng giữ cho con bạn tránh xa những đứa trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản hay các nhiễm trùng đường hô hấp trên khác (chẳng hạn như cảm và cúm).
  • Tránh những người hút thuốc lá: Không để bất cứ người nào hút thuốc xung quanh con bạn, vì nó có thể làm cho bệnh viêm thanh khí phế quản nặng lên.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 04-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm cân bàn chân hay còn được gọi là viêm cân gan chân. Đây là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến đau gót chân. Cơ gan bàn chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân. Nó được gắn ở phần cuối xương gót chân và
  • 28-05-2018
    Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó hơn bình thường và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính
  • 28-05-2018
    Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân, do Trực khuẩn Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B, thuộc họ Enterobacteriae gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
  • 28-05-2018
    Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi nhu mô gan bình thường bị thay thế bằng mô sẹo (xơ hóa). Xơ gan có xu hướng tiến triển chậm và thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cùng với việc chức năng gan dần dần trở nên
  • 28-05-2018
    Áp xe quanh amidan là một biến chứng của viêm amidan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là một loại vi khuẩn mang tên Liên cầu nhóm A. Áp xe quanh amidan thường gặp ở trẻ lớn, trẻ vị thành niên hay người trưởng thành
  • 28-05-2018
    Các trường hợp xuất huyết (ra máu, chảy máu) sau đây là bất thường: Xuất huyết giữa các kỳ kinh, Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, Ra máu nhỏ giọt bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt Ra máu kinh nhiều hơn (cường kinh) hoặc dài hơn bình